Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

HUYỀN THOẠI VÀ NHỮNG NGÔI ĐỀN ANGKOR

Huyền thoại về Angkor kỳ bí bắt nguồn từ thế kỷ 9 đến 15, không chỉ có Angkor Wat, Angkor Thom, Bayon, Phnom Bakheng, mà còn có trên dưới 600 công trình với rất nhiều ngôi đền và di tích khác nằm rải rác trong khu rừng sâu thẳm rộng hơn 45 km2 như Banteay Srei, Banteay Samré, Baphuon, Preah Khan, Preah Ko, Ta Prohm, Ta Keo, Terrace of the Elephants ( trường đấu voi ), Terrace of the Leak King v.v..
Banteay Srei (hay Banteay Srey) là một ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 để thờ thần Hindu là Shiva. Trong một số trường phái Ấn Độ giáo khác, Brahma, Vishnu và Shiva đại diện cho ba khía cạnh thần thánh của Ấn Độ giáo và hợp chung thành bộ tam thần ( Trimurti ). Trong trường phái tư tưởng tôn giáo này, Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ, còn Shiva là đấng hủy diệt hoặc biến đổi.



BANTEAY SREI , "ngôi đền của phụ nữ" nằm gần đồi Phnom Dei, cách 25 km về phía đông bắc của nhóm các đền đã từng thuộc về các kinh đô cổ đại của Yasodharapura và Angkor Thom. Banteay Srei được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ. Những công trình này nếu so sánh với các công trình Angkor thì chỉ như vật thu nhỏ, tuy nhiên ngôi đền cũng rất nổi tiếng, và được nhắc đến với các tên "viên ngọc quý", hoặc "trang sức của nghệ thuật Khmer".


Nghệ thuật điêu khắc trên đá sa thạch đỏ trên khắp các bức tường của Banteay Srei

Banteay Srei biết đến là một trong những ngôi đền có nghệ thuật điêu khắc tinh vi

Điêu khắc thần Shiva trên các bức tường Banteay Srei

Ngôi đền là là bức tranh tuyệt tác về nghệ thuật điêu khắc trên đá ong và sa thạch đỏ. Bản thân ngôi đền được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật trên đá với những bức phù điêu hoa văn một cách tinh tế và khéo léo từng chi tiết nhỏ. Đầu tiên ngôi đền này có tên là Tribhuvanamahesvara - nơi đây được xem là trung tâm hình ảnh của tôn giáo. Bao bọc xung quanh ngôi đền có rất nhiều tháp mà người ta gọi là Isvarapura.
Về sau, tên gọi của ngôi đền mới được sửa lại là Banteay Srei. Tuy nhiên, so với việc xây dựng từ ban đầu, nó được chính thức xây dựng và mở rộng lại vào thế kỷ thứ 8, mãi đến những năm sau đó, các họa tiết trong đền mới được điêu khắc vào thế kỷ thứ 12 và ngôi đền chính thức hoàn thành trọn vẹn vào thế kỷ 14.
Đền Banteay Srei là tuyệt tác của nghệ thuật tôn giáo Balamon Ấn Độ. Đền gồm ba lớp, qua cầu đá đi vào cổng đền là vòng ngoài, đến cầu đá thứ hai qua hào nước (nay không còn) là cổng vào vòng giữa và cuối cùng là vòng trong gồm các đền thờ và hai toà kiến trúc gọi là "thư viện". Trước ảnh nối với trung tâm đền là các tượng người bảo vệ đền. Các tượng này thật ra chỉ là tượng sao bản, tượng cổ nguyên thủy hiện nay được giữ bảo quản ở Viện Bảo tàng Quốc gia Phnom Penh. Trên mi cửa ở cửa hành lang điện sảnh là những điêu khắc tỉ mỉ. Có nhiều hoa văn trên đá như hoa lá, các con Phật sư hay những con sư tử và các vị thần linh được điêu khắc một cách tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ nhất. Trên sân nhỏ giữa đền ở vòng trong có ba đền thờ: kiến trúc đền thờ phía Bắc thờ thần Vishnu, đền trung tâm và đền phía Nam thờ thần Shiva.
Ngôi đền chính thức bị quên lãng sau nhiều thập kỷ liên tiếp cùng chung số phận với hơn 45 cụm di tích khác trong quần thể Angkor. Sau đó ngôi đền chính thức được phát hiện vào năm 1914 bởi các nhà khảo cổ người Pháp.

Người giữ đền Banteay Srei phải là phụ nữ


TA PROHM là tên gọi hiện đại của một ngôi đền tại Angkor, được xây theo phong cách Bayon phần lớn vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, ban đầu được gọi là Rajavihara. Tọa lạc cách Angkor Thom về phía đông được xây dựng bởi vua Jayavarman VII vào năm 1189 dài 1 km, rộng 700 m, tốn 5 vạn lượng vàng, 5 vạn lượng bạc và nhiều đá quý. Sau khi lên ngôi vào năm 1181, Jayavarman VII lao vào một chương trình lớn lao là xây dựng các đền đài. Ta Prohm là một trong những ngôi đền đầu tiên được xây dựng, bia ghi là vào năm 1186. Tên đầu tiên của Ta Prohm là Rajavihara (đền Hoàng Gia). Jayavarman VII đã xây dựng để tôn vinh hoàng tộc của mình. Hình ảnh nguyên của ngôi đền thể hiện Prajnaparamita, sự thông thái, là mô hình thờ mẹ nhà vua. Các đền ở phía Bắc và phía nam thể hiện người có uy tín của nhà vua và anh trai nhà vua. Tương tự Ta Prohm có đền thể hiện Lokesvara là một mô hình thờ cha nhà vua. Sau khi triều đại của đế chế Khmer đi xuống, đền Ta Prohm rơi vào sự quên lãng và nó được phát hiện trở lại vào đầu thế kỷ 20.


Đền được nhà vua xây dựng để tưởng niệm mẫu thân là Jayarajachudanami. Ngôi mộ Mẹ trong đền, bốn bức tường bằng đá có gắn kim cương. Tương truyền những đêm trăng sáng, những hạt kim cương phản chiếu rực rỡ khiến cho ngôi đền càng tăng thêm vẻ diệu kỳ. Khi  Jayavarman VIII lên ngôi đã hủy những hình ảnh liên quan đến Phật giáo để thờ vật linh của đạo Bà La Môn. Có thể nói Ta Prohm bị tàn phá hủy hoại các tượng thờ nhiều nhất. Trong suốt nhiều năm liên tiếp, đền chịu bao thăng trầm của lịch sử, quan trọng nhất là cuộc tấn công của quân đội Miến Điện và quân đội Xiêm vào cuối thế kỷ 13. Ngôi đền bị đổ nát, rất nhiều cổ vật trong đền bị quân đội Xiêm lấy mang về nước. Quan trọng nhất là những viên kim cương tại gian chính điện đã bị cậy đi mất. Hiện nay, phía trong gian chính điện vẫn còn vết tích của nơi đặt kim cương.
Hiện nay trong đền chỉ còn linga và yoni. Nơi đây còn có đền “vỗ ngực” - nghe âm thanh vọng lại khi vỗ vào ngực mình. Thuở xưa nhà vua sùng đạo Phật, thường đến nơi đây những đêm rằm để cầu nguyện.







Bố trí của Ta Prhom về cơ bản là giống dạng đền “phẳng” của đền Khmer, với 5 bờ tường hình chữ nhật bao quanh điện thờ linh thiêng trung tâm. Giống như hầu hết các điện thờ Khmer, Ta Prohm hướng về phía Đông. Tường ngoài cùng có khuôn viên 1000 m × 650 m nhưng bây giờ đã bị bao phủ bởi cây cối.
Ta Prohm có ít phù điêu. Một trong các giải thích về sự thiếu hụt này là do các tác phẩm nghệ thuật bị tàn phá gởi những người bài trừ thánh tượng Hindu. Công trình đồ sộ này chia làm nhiều tháp chính, tháp phụ và các khu vực trung tâm hay gian điện thờ. Bị rừng già bao phủ và gần như bị các cây tung nuốt trọn nên số phận của đền và đền Preah Khan gần giống như nhau. Tuy nhiên, xét về mức độ tàn phá, Preah Khan bị các cây tung phá hoại nhiều hơn nên đền Preah Khan có cảm giác kỳ bí hơn rất nhiều. Nhưng do Ta Prohm nằm gần hơn Preah Khan nên được viếng thăm nhiều nhất. Ở trung tâm của các tháp thờ có các linga và yoni đặt ở giữa của chánh điện. Bên trong các tháp, gạch đá nằm ngổn ngang, và hiện nay công việc trùng tu ngôi đền vẫn còn đang tiếp diễn.

Đa cổ thụ giết chết cây chủ rồi mọc lên giữa đống đổ nát trong đền.
Người ta còn nghĩ rằng những rễ cây này giống mái tóc của mẫu hậu, do hình ảnh nguyên của ngôi đền thể hiện Prajnaparamita, sự thông thái, là mô hình thờ mẹ nhà vua.
Người ta cho rằng đây là dấu tích nơi gắn kim cương ngày xưa.




Các điêu khắc đá hình tượng Apsara tại Ta Prohm

Đền Ta Prohm bị hủy hoại bởi thời gian trong chiến tranh và bị thiên nhiên hủy hoại. Cổ thụ mọc xen lẫn bờ thành, rễ xuyên phá làm đá sụp đổ. Cảnh tượng hùng vĩ nhất chính là rễ của các cây tung và kơ nia ôm gọn cả ngôi đền như nuốt trọn. Cảnh đền có vẻ điêu tàn hoang phế nên đoàn phim Hollywood đã chọn nơi đây để quay bộ phim Tomb Raider do nữ diễn viên Angelina Jolie đóng vai chính. Các rễ cây cổ thụ khổng lồ mọc trùm lên những tòa tháp đổ nát khiến ngôi đền càng thêm kỳ bí.

 Các rễ cây cổ thụ khổng lồ mọc trùm lên những tòa tháp đổ nát

Đền Ta Prohm còn nổi tiếng với tên gọi Lăng mộ Hoàng hậu: nơi những cây cổ thụ vĩ đại bao phủ nhiều công trình tạo nên những hình thù cổ quái và hấp dẫn. Tại đây còn có một hành lang kỳ bí, đi bên trong nó, nếu đập nhẹ tay lên ngực sẽ nghe được tiếng đập vọng về rất mạnh qua những bức tường thành.

Một phụ nữ Campuchia bán nhang cho khách cúng đền

Có tất cả hai đường để vào đền - cả hai cổng đều bắt buộc du khách đi bộ để vào rất xa - du khách vào một cổng và ra một cổng - đền rất rộng lớn và đổ nát. Khu vực trùng tu du khách không thể tham quan, một số cây Tung đang có nguy cơ mục nát và ban quản lý cố gắng cứu nó bằng mọi cách.
Những công trình vĩ đại được xây dựng vào thời gian này đã làm cho nhân lực và vật lực trong nước bị khánh kiệt, thuế má và sưu dịch ngày càng đè nặng lên đầu nhân dân, làm cho quần chúng lao động vô cùng cơ cực và oán than. Tuy nhiên những công trình kiến trúc đồ sộ và vô cùng tốn kém đó cũng nói lên được sức sáng tạo của những người Khmer thời cổ. Dưới đời vua Jayavarman VII, sức sáng tạo đó rõ nét nhất qua việc xây dựng khu chùa Banteay Chmar, một trong những ngôi chùa đẹp nhất của Campuchia. Theo ước tính của G. Groslier trong cuốn "Angkor - Người và đá "thì "chỉ riêng việc xây dựng ngôi chùa cũng đòi hỏi bốn vạn bốn nghìn công nhân làm việc trong tám năm, mỗi ngày làm mười giờ. Còn như việc trang trí cho ngôi chùa thì cũng cần đến một nghìn thợ điêu khắc làm việc suốt trong hai mươi năm"
Nhiều đền chùa khác được xây dựng ở các tỉnh xa xôi : đền Wat Norko ở Kompong Cham, Đền Ta Prom ở Bati và rất nhiều đền khác tại Lopburi, Ratburi, Phetchaburi, Muong Sen v.v. tất cả đền nằm trên đất nước Thái Lan ngày nay. Trong những công trình kiến trúc quy mô đó, tập trung nhiều nhất ở kinh thành Angkor Thom và vùng phụ cận. Đó là một kinh thành với những bức tường thành dài 12 km, những hào sâu bao bọc, những cổng lớn hướng về bốn phương trời và đền Bayon ở trung tâm; đó là đền Banteay Kdei, đền Ta Prhom, đền Neak Pean, đền Preah Khan, được coi là những viên ngọc của nghệ thuật kiến trúc Khmer. Ở đây người ta không thờ vua-thần với những tượng linga bằng vàng như dưới các đời vua trước, mà người ta thờ pho tượng Jayavarman VII khổng lồ bằng đá dưới dạng Quan Âm Bồ Tát. Phía Đông Angkor Thom còn có các đền Banteay Kdei, đền Ta Prom thờ tượng bà hoàng thái hậu, tượng vị cao tăng thầy học của nhà vua cùng với trên 260 pho tượng khác. Ở phía bắc Angkor Thom có đền Prei Khan thờ tượng vua chúa, trong đó người ta tìm thấy bia đã nói trên đây tường thuật lại buổi lễ đang quang cũng như những công trình xây dựng đường sá và bệnh viện của nhà vua.




Một số ngôi đền khác tại Angkor
Chiếc cầu cổ thế kỷ 10

Vì Angkor có quá nhiều di tích kỳ vĩ như thế nên ngày nay lượng du khách đến tham quan càng lúc càng tăng lên đến hàng triệu người mỗi năm đến nỗi nhà cầm quyền phải báo động vì sợ rằng du lịch có thể làm hủy hoại kỳ tích.
Tôi cũng tin rằng trong số đông du khách ấy sẽ có nhiều người muốn trở lại vài lần, vì nếu chỉ đi thăm Angkor trong một ngày, hai ngày hoặc thậm chí cả tuần lễ cũng vẫn không đủ. Không chỉ làm cho thế giới sửng sốt bởi các kiến trúc lạ kỳ cùng với vô số các điêu khắc tỉ mỉ tinh tế trên khắp các bức tường đá từ bàn tay hàng ngàn nghệ nhân tài hoa qua nhiều thế hệ, mà từ đó du khách có thể "nghe" được từ những chuyện thần thoại Hindu, sử thi Ấn Độ Mahabharata và Raymana, những thiên anh hùng ca qua hình ảnh những chiến binh dũng cảm đã chiến thắng quân xâm lược, đến những vũ điệu thần tiên từ 1.700 tiên nữ Apsaras được chạm khắc trên toàn bộ các công trình Angkor là cả một rừng câu truyện cổ thần bí hấp dẫn. Riêng về Apsaras, theo truyện kể dân gian, các nàng còn được gọi là Nữ thần Thịnh Vượng vì mỗi khi các nàng múa hát thì vạn vật lại được sinh sôi nẩy nở. Đến nay, hình tượng Apsara được coi như là tài sản, linh hồn của đất nước Campuchia. Công chúa Norodom Buppha Devi ( con gái quốc vương Norodom Sihanouk ) là người có công lớn trong việc bảo tồn, phát triển và giới thiệu đến khắp thế giới các điệu múa tiên nữ.

Viết theo nhiều tài liệu tổng hợp từ nguồn Wikipedia.
Hình ảnh: Nguyễn Diệu Tâm

6 nhận xét:

  1. hình nhiều xem đã lám! coi như mình cũng đi du lịch vậy(mà khỏi mỏi chân) hihi..

    Trả lờiXóa
  2. Chưa post nhiều hình lên đâu Mỹ à! Mỗi lần đi đâu gặp cảnh ấn tượng là mình chụp rất nhiều, có khi đến 6 - 700 tấm. Còn nhiều hình chủ đề khác nữa nhưng để đưa vào bài viết thì cần có nội dung hơn nên thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Tâm là họa sĩ nên cách chọn cảnh vật trong hình rất hay.
    Văn là người. Đọc những bài viết của Tâm mình nghe nhịp đập của một trái tim dịu dàng, ân cần và bao dung.

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn HN. Lần đầu đi thăm Angkor mình đã cảm nhận sự vĩ đại khác thường đầy thu hút của nơi này. Mình thấy rằng hướng dẫn viên là người địa phương dù nói tiếng Việt tốt, hiểu văn hóa, được đào tạo kiến thức du lịch, nhưng khi đi qua nhiều nơi tham quan họ cũng chỉ có thể thuyết minh sơ sài. Lần ấy khi trở về, mình đã sưu tầm tài liệu để hiểu hơn về Angkor. Lần thứ hai đi lại nhìn thấy thêm nhiều điều thú vị nữa. Bạn bè mình đi Angkor chưa nhiều, vì vậy mình hy vọng bài viết này của mình có tham khảo kỹ nhiều tài liệu có thể giúp các bạn hiểu hơn về Angkor. Có hiểu càng thấy khâm phục tài hoa người xưa, trong bối cảnh ấy, hoàn cảnh ấy. Không hiểu, nhiều người đã nói" Angkor có gì đâu mà thú vị, chỉ là .. những cục đá!"... Nghe vậy, mình ngao ngán quá HN ơi! Mình không có điều kiện để đi tìm hiểu ... từng cục đá ấy như các nhà khảo cổ ( rất đáng khâm phục ). Nhiều phiến đá điêu khắc đổ nát phơi mình dưới mưa nắng cũng làm mình .. ngậm ngùi. Nhạy cảm quá đi chăng?

    Trả lờiXóa
  5. Ynhi Ha Nguyen Chị Tam Nguyen đúng là nhà du lịch hàn lâm
    "Hàn lâm du gia" nghe có ổn tai không chị?
    April 28 at 10:28pm · Like
    Tam Nguyen Ynhi chị S muốn biết lịch sử của nơi đến du lịch nhưng chị nói chưa hết, về nhà mới nghĩ thôi gửi quách mấy cái link này cho rồi khỏi nói nhiều
    April 28 at 10:30pm · Like · 1
    Ynhi Ha Nguyen Em cũng muốn biết. Khi đi đâu cũng nên biết về nơi đó.
    À, tại sao Angkor Wat bỗng dung thành Buddhist temple ở cuối thế kỷ 13 vậy chị Tam Nguyen? Hindu thời ấy đang phát triển mạnh ở đó mà.
    April 28 at 10:33pm · Edited · Unlike · 1
    Tam Nguyen Haha "du già" có lý hơn đó em.
    Tam Nguyen Ynhi Ha Nguyen Có một nàng công chúa Khmer kết hôn với chàng hoàng tử Ấn độ, chàng theo Buddhist nên đạo Phật lên ngôi. Các đời vua Khmer người thì theo Hindu người thì theo Buddhist, ông nào lên thì tôn giáo ông ấy đang theo sẽ có thế mạnh. Đến Angkor wat thì thấy chứng tích của chiến tranh tôn giáo. Những dãy cột bằng đá chạm hình tượng Phật đều bị phá nát khi một nhà Vua Hindu lên ngôi ( cho thêm râu hoặc sửa thế ngồi kiết già của Phật bằng thế ngồi chồm hổm.v.v.. )
    April 28 at 10:48pm · Like · 1
    Ynhi Ha Nguyen À, em hiểu rồi, vua đổi sang đạo Phật nên cuối thế kỷ 13 Angkor Wat thành nơi thờ phượng Phật.
    April 28 at 10:49pm · Like
    Tam Nguyen Sau cùng thì Buddhism vẫn mạnh nhất.
    Buddhism (96.9%, official)
    Muslim 1.9%
    Christian 0.4%
    other 0.8% (2008 estimates)

    Trả lờiXóa
  6. Ynhi Ha Nguyen Em đang đọc bài chị viết. Tỉ mỉ, hay quá.
    April 28 at 10:51pm · Unlike · 1
    Ynhi Ha Nguyen Người Chàm cũng đến đánh chiếm Angkor Wat rồi há chị.
    April 28 at 10:54pm · Unlike · 1
    Tam Nguyen Nhiều bức phù điêu bằng đá ở Angkor Wat và Bayon đều có mô tả cuộc chiến tranh giữa Khmer với quân Xiêm ( Thái Lan ) và Champa.
    April 28 at 10:57pm · Like
    Ynhi Ha Nguyen Nghệ thuật điêu khắc và xây cất của Khmer that là đáng nể. Nhờ chị, em học them chữ mới là "phù điêu" (motif?)
    April 28 at 11:00pm · Like
    Tam Nguyen Phù điêu ( tiếng Pháp là relief, tranh đắp nổi ) Ynhi Ha Nguyen. Chị cũng không biết dùng như thế đúng không hay phải gọi là "tranh điêu khắc đá" vì thực sự những mảng tranh ở Angkor rất lớn và công phu, chạm khắc trực tiếp trên đá. Không thể tin nổi vào thế kỷ 12,13 mà người Khmer đã có kỹ thuật điêu khắc tuyệt vời như thế.
    April 28 at 11:09pm · Like · 1
    Tam Nguyen "Relief" có nguồn từ động từ tiếng Latin "relevo". Tiếng Anh cũng dùng chữ relief còn motif là kiểu, mẫu thiết kế, trang trí ( design, pattern, decoration, figure, shape, device, emblem, ornament ... )
    April 28 at 11:12pm · Like · 2
    Ynhi Ha Nguyen Dạ, phù điêu là relief. Ráng nhớ nghe Nhi.
    April 29 at 12:03am · Unlike · 1
    Nguyet Thu Ho cam on Tam Nguyen da chia se bai viet rat suc tich' , suu tam ky luong, cung hinh minh hoa ro rang giup nguoi doc co bat giu duoc phan nao` linh hon cua nhung cong trinh` xay dung , nghe thuat dieu khac , su ta`i hoa kheo' leo cua nghe nhan Khmer thoi bay gio
    April 29 at 11:07am · Unlike · 1
    Tam Nguyen Cam on Nguyet Thu Ho da doc. Hom qua vua gap nhau tan doc vua noi chuyen Angkor. Cung vui. Di du lich ma den duoc nhung noi day bi an lich su nhu vay buoc minh phai tim hieu moi la thu vi phai khong ban?
    April 29 at 3:00pm · Like · 1
    Duyen Xanh Nghệ thuật điêu khắc trên đá sa thạch đỏ đẹp thật Tam Nguyen nhỉ
    6 hrs · Unlike · 1
    Tam Nguyen Cả ngàn năm rồi đó Duyen Xanh!

    Trả lờiXóa