Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

NGỌN HẢI ĐĂNG XƯA

THƠ TRN DZ L
 * Tặng Nguyễn Diệu Tâm, nhân ngày sinh 4.3

Ngọn đèn xưa vẫn cháy
Con tim em vẫn nồng
Thời gian trắc trở mấy
Biển vẫn  cứ mở lòng…

Em về phía thương mong
Ngàn trùng xa đến vậy?
Yêu sao dấu dã tràng
Cứ một đời xe cát?

Ngày không hát, em hát
Bản du ca cuối cùng
Đêm địa đàng, em tát
Cho cạn dòng cô đơn…

Hải đăng có lúc buồn
Như mắt em vời vợi
Nhưng sá gì em hỡi
Tóc bồng bay qua truông?

Ngọn đèn xưa vẫn trông
Tình yêu như cốm mới
Em dịu dàng, không nói
Biển vẫn nhớ mùi hương…

Trần Dzạ Lữ
( SàiGòn, tháng 3 năm 2012)

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Khi Ngọn Đèn Biển Hát

Đêm, mt vì sao lc,
Bơ vơ nơi cui tri.
Tìm đâu mùi hương cũ,
Xao xác lá khuya rơi.

Tìm đâu tình mng m,
Ch nhau đến cui đi.
Tìm đâu hình hư o,
Tri cao mây vn trôi.

Em, ngn đèn bin
Hiu ht soi sáng đường.
Tàu anh không lc li,
Trong bin đi mù sương.

Em tìm anh trong đêm,
Dn đường anh v bến.
Tàu anh xa vn dm,
Cánh chim tri lênh đênh.

Bao chuyến tàu đã đến,
Vn không thy anh đâu.
Sóng bin đêm rào rt,
V vào lòng em đau!

Mưa rơi, anh có ướt?
Nng gió,  rát khô môi?
Đường xa, chân có mi?
Lnh lòng, có chăn đôi?

Vn không thy anh v,
Đêm đêm đèn soi bóng.
Nghn ngào lòng em hi,
Mai anh có v không?



 NGUYỄN DIỆU TÂM
Hải đăng Mũi Kê Gà, mùa xuân 2012

 


Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

HÌNH ẢNH XUÂN HỘI NGỘ



Ca sĩ Hồng Hạnh & con trai - Ca sĩ Hoàng Lan cùng chồng và anh trai
Thu Đông - Diệu Tâm - Thanh Sơn - Vợ chồng Ns Ngô Tín

Thanh Sơn - Ngô Tín ( "Hạnh Phúc Đâu Tìm" )

Hồng Hạnh & Hoàng Lan
Hoàng Lan hát "Hoa Vàng Mấy Độ" ( Ns Trịnh Công Sơn )
Hoàng Lan với "Trên Sợi Tình" ( Ns Ngô Tín )

Hồng Hạnh hát "Em Bây Giờ Mắt Biếc" ( Ns Ngô Tín )
"Cô Đơn" ( Ns Nguyễn Ánh 9 )
"Mơ Giấc Mộng Dài" ( Ns Phạm Duy )

Buổi sáng tại Cafe Nhạc MTD



Sơn - Hoàng - Nam - Ngô Tín
"Trên Ngọn Tình sầu "
"Em đến thăm anh đêm 30"

Nhóm "Bảo Tàng Tình Yêu" đến thăm vợ chồng Nhạc sĩ Hoàng Song Nhi

Cafe Du Miên






Mời các bạn thưởng thức :
* Em Bây Giờ Mắt Biếc ( Ngô Tín - Ca sĩ Hồng Hạnh )
http://www.youtube.com/watch?v=PTNXPEiVx9s&feature=player_embedded#!
* Hoa Vàng Mấy Độ ( Trịnh Công Sơn - Ca sĩ Tuấn Ngọc )
* Cô Đơn ( Nguyễn Ánh 9 - Ca sĩ Khánh Hà )
* Trên Ngọn Tình Sầu ( Thơ Du Tử Lê, Phổ nhạc : Từ Công Phụng - Ca sĩ Tuấn Ngọc )
* Em Bây Giờ Mắt Biếc ( Nhạc Ngô Tín, Ca sĩ Tuấn Ngọc )
* Cho Tôi Mơ Giấc Mộng Dài ( Nhạc Phạm Duy - Ca sĩ Lệ Thu )
* Em Đến Thăm Anh Đêm 30 ( Nhạc Vũ Thành An - Ca sĩ Khánh Hà )
* Đừng Hỏi Vì Sao ( Ngô Tín - Lời Diệu Tâm )
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=X06FKzX5Gds

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

GẶP GỠ MÙA XUÂN

Những ngày Tết đã qua, khi những cánh mai vàng bắt đầu tàn phai trong sân vườn nhà, tôi lại bâng khuâng nhớ đến những câu cuối cùng trong bài kệ nổi tiếng "Cáo tật thị chúng" của Thiền sư Mãn Giác :
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
( "Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai " Thiền sư Thích Thanh Từ dịch )
Rõ ràng không phải Xuân đã tàn. "Tàn" chỉ là một khái niệm, nếu trong lòng ta vẫn còn thấy Xuân thì mùa Xuân vẫn còn đó trong không gian.
Mồng 10 tháng giêng, sau khi cúng khai trương cho có lệ chứ thật sự trong ngành nghề tôi đang làm, không có năm nào mà trước rằm tháng giêng thợ thầy trở lại làm việc đầy đủ, hay bởi người Việt Nam ta vẫn còn ảnh hưởng quan niệm "Tháng giêng là tháng ăn chơi"..? Sau những ngày nghỉ Tết khá dài, trước khi trở lại làm việc, cũng cần có những "kích hoạt" cho "nóng máy".
Tôi gọi cho Sơn nhắc đến một cuộc viếng thăm mà chúng tôi đã dự định đi nhưng chưa thực hiện được. Đầu tiên là đến thăm vợ chồng họa sĩ Trịnh Thanh Tùng khi tình cờ tôi đọc được một tin đăng trên báo Thanh Niên "Cách xả stress của họa sĩ Trịnh Thanh Tùng" ( ngày 4//1/2012 )

Hình ảnh : thanhnien.com.vn

Theo địa chỉ ở đây, chúng tôi tìm đến thăm vợ chồng anh vào buổi chiều. Cũng hơn 15 năm rồi tôi không gặp lại họa sĩ từ ngày anh triển lãm tại Gallery TS. Năm 2008 anh triển lãm lần cuối cùng sau 50 năm cầm cọ tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố với chủ đề "Trò chơi ký ức" khi thị lực của anh ngày càng yếu dần. Gần đây, vì mắt mờ anh không đi đâu nữa, bà xã sợ anh ở nhà mãi sinh ra trầm cảm nên muốn mở quán ăn sáng để bạn bè thân hữu lui tới cho anh vui.
Địa chỉ hơi khó tìm, Sơn phải gọi điện thoại cho anh để hỏi đường. Anh ra tận cổng đón chúng tôi. Anh nheo nheo mắt nhìn tôi, nói "Thấy em rất quen nhưng anh không nhớ ra". Khi Sơn nhắc đến "Gallery LS, TS"... Anh reo lên một tiếng rồi nắm chặt tay tôi cuống quít mời vào nhà. Chị Thúy, vợ anh cũng tất tả từ trong bếp chạy ra. Chị vẫn còn rất trẻ và đẹp đến nỗi chúng tôi phải trầm trồ. Tôi nói với chị "Các ông họa sĩ thường là có vợ đẹp. Em nhớ những cặp đôi đẹp thường đến Gallery LS ngày ấy như chị và anh Thanh Tùng, các họa sĩ Đỗ Quang Em, họa sĩ Lâm Triết và vợ, hay chị Nga Gallery Blue Space và họa sĩ Trần Trung Tín".
Quán Bún Mọc của anh chị chỉ mở vào buổi sáng đến 10 g. Vậy mà khi chúng tôi đến, chị cũng vẫn làm 2 tô nóng hổi rất ngon mời ăn. Khu vườn nhỏ buổi sáng là nơi bày quán ăn, chị khoe các tác phẩm trang trí của chị từ những gánh hàng hoa cúc, cây ớt đỏ, nhành đào, chậu hướng dương và chị đùa "Cái sân nhỏ nhưng chẳng khác nào "đường hoa Nguyễn Huệ", khách đến là chụp hình đó!" Nhìn anh chị lăng xăng đón khách nhiệt tình, tôi thật cảm động.
Ngắm những bức tranh tuyệt đẹp trong phòng khách nhà anh, tôi lại nhớ rất nhiều đến thời gian làm việc ở phòng tranh. Mắt mờ dần, anh không vẽ nữa nhưng bàn tay nghệ sĩ không thể nằm yên, anh quay qua nặn tượng. Anh khoe những bức tượng Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng, tượng người phụ nữ Tây nguyên đeo gùi lên non. Câu chuyện lan man từ những triển lãm ngày xưa, đến vùng cao nguyên Ban Mê Thuột cùng những người dân tộc Tây nguyên và những sinh hoạt văn hóa cồng chiêng nay đang dần phai nhạt.
Chỉ tiếc vì không đem theo camera nên tôi không chụp hình được anh chị Thanh Tùng và không gian trong phòng khách của anh với những bức tranh sơn dầu và tượng đất đẹp nên ở đây xin mượn hình từ trang thanhnien.com.vn.
Từ giã anh chị, trên đường về lòng tôi cứ thấy bâng khuâng. Sơn an ủi tôi: "Rồi mình sẽ trở lại thăm anh chị. Sơn sẽ chỉ cho chị Thúy làm thêm nhiều món nữa như bánh bèo, bánh bột lọc, bánh nậm v.v."

Đường đi Bà Rịa

Mồng 12 âm lịch, tôi lại rủ nhóm "Bảo tàng Tình yêu" đi xa khỏi thành phố bằng xe nhà đến thăm nhà văn, nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ lâu tôi chỉ "gặp" anh trên mạng, qua trang web nth.org. Tôi nhắn tin cho anh là tôi sẽ cùng các bạn đến. Sơn gọi cho tôi nhắc nhạc sĩ Ngô Tín đem cây đàn theo. Vậy là từ sáng sớm, chúng tôi rời Sài gòn đi Bà Rịa.







Một quán café trên đường đến Bà Rịa

Anh Hồ Ngạc Ngữ có lẽ cũng khá hồi hộp về cuộc gặp gỡ. Anh không hề biết có nhóm "Bảo tàng Tình yêu" đi cùng tôi và "chương trình" mà nhóm đã dự định. Vì sợ tôi không biết đường, trên đường đi anh gửi tin nhắn liên tục "Đến đâu rồi em?" Tôi trả lời "Dạ, Long Thành" Rồi "Ngã ba Mỹ Xuân" "Ngã ba Long Hương". Anh nhắn " Đến ngã ba Long Khánh, rẽ trái, đến cây xăng Ngọc Diệp đường 31 sẽ có người đón".
Đến ngã ba Long Hương, tiện trên đường Ngô Tín muốn ghé thăm nhạc sĩ Trần Quang Lộc, tác giả ca khúc "Về đây nghe em".


Nhạc sĩ Trần Quang Lộc & Ngô Tín

Ngô Tín & Nguyễn Thanh Sơn

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc & Ngô Tín
Nguyễn Thanh Sơn - Liên Hoa - Diệu Tâm

Anh Lộc ra tận nơi xe dừng để hướng dẫn chúng tôi vào nhà anh. Đến nhà nhạc sĩ, thấy mùa xuân vẫn rất rạng rỡ với hoa nở tưng bừng trước cổng. Cùng hàn huyên, chụp hình kỷ niệm. Ngô Tín và Thanh Sơn hát cho anh nghe "Bảo tàng Tình yêu", "Hạnh Phúc Đâu Tìm" và "Đừng hỏi vì sao" ( "Số Phận" ). Khi Sơn vừa cất cao giọng hát, Trần Quang Lộc vội vã đứng dậy "Khoan, chờ đã. Phải thu âm ngay các ca khúc này". Vậy là phòng thu âm tại nhà anh được chuẩn bị ngay lập tức để nhạc sĩ Ngô Tín và "họa sĩ hát" Thanh Sơn vào thu. Còn tôi trở thành "cameraman" bất đắc dĩ. Anh Lộc thực hiện khâu thu âm rất nhanh, ngay sau đó nhóm "Bảo tàng Tình yêu" đã được anh tặng 2 dĩa CD "nóng hổi" để nghe trên xe khi tiếp tục trên con đường đi đến nhà Hồ Ngạc Ngữ.
Chúng tôi đến cây xăng Ngọc Diệp theo như hướng dẫn từ xa của anh Ngữ. Bà xã anh ra tận nơi dẫn đường vào nhà. Lần đầu gặp nhau chẳng ai biết ai, tôi phải giới thiệu đoàn cho anh biết. Thấy anh có vẻ ngạc nhiên với những "đồ nghề" lỉnh kỉnh mà chúng tôi đem ra khỏi xe, tôi đùa với anh "Nhóm Bảo tàng Tình yêu đang đi lưu diễn vùng sâu vùng xa phục vụ cho quần chúng đó anh ạ".



Cảnh đồng quê mà anh Hồ Ngạc Ngữ đã từng tả trong những bài thơ của anh nay hiện ra trước mắt chúng tôi thật thơ mộng.
...........
Ngỡ đi lại con đường làng thuở nhỏ
Kĩu kịt tre xanh mát bóng trâu hiền
Anh nhắc khẽ cánh cổng tre ngoài ngõ
Lặng bước vào khu vườn cũ bình yên
............
Một bông hoa dài dại nở không tên
Một cành mận sum suê mùa dâng quả
Những con cá quẫy mình trong hồ cá
Những gốc cây còn in dấu trốn tìm...

( Hai Bài Thơ Tết - Hồ Ngạc Ngữ )


Liên Hoa - Diệu Tâm - Hồ Ngạc Ngữ và bà xã - Nguyễn Thanh Sơn - Ngô Tín

Trong lúc vợ chồng Ngô Tín trò chuyện cùng anh Ngữ, tôi và Sơn đi "khám phá" khu vườn của anh một cách thích thú. Ruộng mía sau nhà anh là nơi chúng tôi chọn để chụp những bức hình có "phông" đẹp theo mắt họa sĩ. Tiếp theo là góc bếp nơi nồi cám heo đang sôi. Rồi đến đàn gà, chú chó vện, bầy mèo con mới đẻ.  Đúng là dưới mắt "dân thành phố", cảnh quê thật là đẹp. Tôi nghĩ có lẽ anh Ngữ ngạc nhiên khi thấy tôi cứ chui ra chui vào .. chuồng heo để chụp hình.






Bà xã anh Hồ Ngạc Ngữ đúng là một bà nội trợ hết sức giỏi giang, đảm đang. Một mình chị chạy ra chạy vào dọn cơm đãi khách, quay vào cho heo gà ăn, rồi lại chạy ra phục vụ nước uống. Bữa trưa chị đãi chúng tôi một nồi lẩu cá điêu hồng tươi rói, với rau sống tươi non hái từ vườn nhà, Chị nói: "bảo đảm rau sạch, không sợ thuốc sát trùng, sâu rầy". Chúng tôi ăn bữa trưa ngon lành ngoài vườn, dưới tàng cây vú sữa. Không khí đồng quê mát rượi dù đang trưa nắng gắt.

 Hồ Ngạc Ngữ - Ngô Tín - Nguyễn Thanh Sơn

Ăn xong, đến phần "biểu diễn văn nghệ phục vụ quần chúng vùng sâu vùng xa". Vì bà xã anh Ngữ vẫn còn bận tíu tít với việc nhà, khán giả chỉ có một mình anh. Dù vậy, chương trình vẫn được biểu diễn một cách nghiêm túc. Thanh Sơn mở màn với bài "ruột" Hạnh Phúc Đâu Tìm, Bảo tàng Tình yêu. Ngô Tín với "Đừng hỏi vì sao". Anh Hồ Ngạc Ngữ thích bài "Đừng hỏi vì sao" ( Số Phận ) nhất. Anh đề nghị tôi đọc thơ nhưng tôi cười "Không chuẩn bị, em không nhớ lắm" và "đẩy" qua anh. Vậy là Hồ Ngạc Ngữ đọc "Mùa Vọng" và "Ngày Yêu Thương" (*). Trong lúc anh Ngữ đọc thơ, Ngô Tín đàn nhè nhẹ nên trông giống như những chương trình đọc thơ trong radio. Tôi lại biến thành "cameraman", theo tôi có lẽ cảnh quay ở đây có vẻ "lý tưởng" nhất khi Ngô Tín hát về "số phận". Sau đó, anh Ngữ hỏi tôi về các bài viết của tôi đã đăng trên trang nhà NTH, như "Hãy Nói Lời Yêu", "Tình Yêu Trong Uyên Ương Gãy Cánh". Và anh Ngô Tín đã hát "The Time Is Now" và "Uyên Ương Gãy Cánh" (**). Tôi nói với các anh "Không cần thu âm, mix professional, Tâm thấy hát live với cây đàn như thế này đã quá hay."




Hát hò xong, mọi người tản ra tứ phía để thư giãn. Chị Liên Hoa lên võng nằm đu đưa dưới bóng mát tàng cây vú sữa. Tôi và Sơn lại xách máy chụp hình đi vòng vòng. Khi quay trở lại, bất ngờ anh Ngữ nói nhỏ "Sẵn gặp đây để anh xem chỉ tay cho". Vậy là nhà thơ biến thành "Lốc cốc tiên sinh". Những lời phán của "tiên sinh" thật lý thú. Cả nhóm ai cũng muốn nhờ anh xem cho một quẻ đầu năm.

Nhóm "Bảo Tàng Tình yêu" chia tay anh chị Hồ Ngạc Ngữ

Cuộc gặp mặt thật vui và đầy tiếng cười nhưng cuộc vui nào rồi cũng tàn. Vì được cười trong không gian thoáng đãng của đồng quê, chúng tôi như không muốn rời nơi này. Chia tay lúc 4.30 chiều. Lại chụp hình kỷ niệm. Không biết bao giờ có dịp quay trở lại nhưng chúng tôi đều tin rằng hôm nay sẽ là một ngày nhớ mãi.

NGUYỄN DIỆU TÂM