Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

ĐÀN SẾU TRẮNG

Ảnh: Internet


Nhân nhắc lại bộ phim Nga "Khi đàn sếu bay qua", bộ phim từng được giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes lần thứ XI vào năm 1958, mình tìm được bài thơ Zhuravli (White Cranes) của nhà thơ Nga Rasul Gamzatov (1923-2003), nhà thơ nổi tiếng nhất trong dòng văn học tiếng Avar. Tiếng Avar là một ngôn ngữ thuộc về nhánh Avar–Andi của ngữ hệ Đông Bắc Kavkaz, là một trong 6 ngôn ngữ văn học tại Dagestan. Tiếng Avar có chữ viết từ thế kỷ XV và là một loại chữ cái Gruzia cổ. Từ thế kỷ 17, ngôn ngữ này được viết bằng chữ cái Ả Rập có sửa đổi được gọi là Ajam và vẫn còn được sử dụng cho đến nay. Dưới thời Liên Xô, Ajam bị thay thế bằng chữ cái Latinh vào năm 1928, đến năm 1938 lại đổi sang chữ cái Kirin và dùng nó cho đến ngày nay. Về cơ bản là sử dụng các chữ cái trong tiếng Nga cộng thêm một chữ cái gọi là palochka.
Nhà thơ Dagestan Rasul Gamzatov viết bài thơ "Đàn sếu" bằng tiếng Avar. Ý tưởng bài thơ về đàn sếu nảy sinh sau khi nhà thơ thăm công viên hòa bình ở Hiroshima có bức tượng của cô bé Sasaki Sadako, người trước khi chết vì phóng xạ nguyên tử, vẫn hy vọng rằng sẽ được sống nếu cô gấp đủ 1000 con sếu bằng giấy.
Mặt khác, hình tượng đàn sếu trong văn hóa Nga và văn hóa Avar cũng không hề xa lạ với văn hóa Nhật Bản. Rasul Gamzatov hồi tưởng rằng khi ngồi trên máy bay từ Nhật về Liên Xô ông đã nhớ về mẹ, về những người anh của mình và biết bao người thân đã hy sinh trong chiến tranh. "Có phải thế mà tiếng kêu đàn sếu/ Tự bao giờ giống với tiếng Avar" – Rasul viết như thế trong bài thơ "Đàn sếu".
Năm 1968 bài thơ "Đàn sếu" qua bản dịch của Naum Grebnyov in ở tạp chí "Thế giới mới" và được ca sĩ Mark Bernes để ý. Sau đó Mark Bernes đã nhờ nhạc sĩ Yan Frenkel viết nhạc cho bài hát này. Hai tháng sau bài hát mới được viết xong, được thu âm và trở thành một bài hát nổi tiếng qua sự thể hiện của Mark Bernes.
Bài hát này sau được nhiều ca sĩ khác thể hiện thành công.

Sau khi bài hát "Đàn sếu" ra đời, rất nhiều nơi ở Liên Xô người ta dựng những đài tưởng niệm mà trung tâm là bức ảnh đàn sếu đang bay. "Đàn sếu" từ bài hát đã trở thành hình tượng về những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (*)

1-
Từ bản gốc tiếng Avar, bài thơ đã được dịch qua tiếng Nga. Dưới dây là bản dịch tiếng Anh đã được dịch bởi Boris Anisimov (1907-1997), nhà soạn nhạc, nhạc sĩ nổi tiếng của Nga, người đã sáng tác bài hát Triệu đóa hoa hồng (Millions Roses) và dịch nhiều tác phẩm trong đó có thơ của Boris Pasternak:


ZHURAVLI (WHITE CRANES) – RASUL GAMZALOV
Sometimes it seems to me each fallen soldier
That never came back home from fields of gore
In fact did never perish, as they told you,
But turned into a crane as white as snow

And ever since those days in their due season
We’ve seen them soaring high across the sky
With distant voices giving us a reason
To stand in tears and watch them flying by

A wedge of cranes is fading in the distance
So far away I can no longer see
When I run out of days of my existence
I hope those cranes will find a gap for me

That I may soar above my pain and anguish
And join their ranks as many years ago
Recalling all their names in my new language
And names of those whom I have left below
****

Đàn sếu trắng.
Tôi thường nghĩ đôi khi những người lính
Không trở về từ những chiến trường xa
Họ không chết đâu như bạn vẫn tưởng
Mà hóa thành đàn sếu trắng bay qua

Vào những ngày mùa sếu trắng đang bay
Từng cánh chim cao vút trên bầu trời
Cất tiếng kêu xa xôi cho tôi thấy
Nhìn sếu bay qua màn nước mắt rơi

Một cánh chim mờ dần phía trời xa
Xa xăm lắm không sao nhìn thấy nữa
Mong mai kia khi hết cuộc đời này
Đàn sếu dành cho tôi một khoảng giữa

Tôi sẽ bay khỏi đau thương thống khổ
Sẽ cùng đàn sếu trắng như một thời
Sẽ gọi tên nhau bằng ngôn ngữ mới
Và tên người ở lại dưới trần đời.

Dieu Tam Nguyen tạm dịch
*****

2-
Một bản tiếng Anh khác của bài thơ Đàn Sếu, được dịch bởi David Mark Bennett từ bài thơ tiếng Nga đã dịch từ ngôn ngữ Avar của nhà thơ Rasul Gamzatov. Khác với bản dịch 4 khổ thơ của Boris Anisimov, bản dịch này có 6 khổ:

THE CRANES
It seems to me sometimes that soldiers fallen
Whom bloody battlefields have rendered dead,
Were buried not in soil to be forgotten,
But turned into white cranes in flight instead.

From that time, since their fate became a coffin,
They’ve soared and issued us a strident cry.
Is that not why we sadly, and so often,
Lift up our silent gaze when cranes go by?

Today, as evening yields to nighttime’s border,
I see the cranes in flight, their wings unfurled.
They fly over the fields in perfect order
Just as they marched when people in the world.

They fly--their line extending to forever,
And call out names of someone to the cold.
Is that not why the song of cranes has never
Been far from Avar speech since times of old?

The weary wedge of birds on expedition -
It flies and flies through fog, towards the dawn,
And in the ranks I notice a position -
An empty space for me, for when I’m gone!

Some day in that formation I'll be flying;
I'll sail into the skies on my rebirth,
And from the heav'ns with crane trump I’ll be crying
To those of you I left upon the earth.
(All Poetry - Dave Bennett)
*****

ĐÀN SẾU
Tôi vẫn nghĩ người chiến binh ngã xuống
Nơi chiến trường đẫm máu chẳng quay về,
Thân xác kia không vùi chôn mục ruỗng,
Mà hóa thành đàn sếu trắng bay đi.

Kể từ lúc phận người trong mộ chí
Họ bay lên vọng lại tiếng thê lương,
Có phải là lúc ta thấy buồn thương,
Khi ngước mắt dõi theo đàn sếu trắng?

Chiều nay lúc đêm tàn nơi biên tái,
Tôi dõi theo đàn sếu lướt ngang trời.
Bay qua chiến trường xưa theo hình đội
Như đoàn binh quân hành khắp nơi nơi.

Sếu bay-- theo đoàn hàng ngay thẳng lối
Gọi tên ai trong lạnh lẽo mù sa
Có phải vì thế mà sếu lên tiếng gọi
Tự bao đời như tiếng nói Avar?

Sếu bay như thế suốt cuộc viễn chinh-
Lướt sương bay mãi đến bình minh,
Giữa đàn chim bay kìa một chỗ trống -
Hẳn dành cho tôi, khi đến phiên mình!

Một mai đây tôi cũng sẽ theo đàn;
Tôi sẽ lượn trên trời cao sống lại,
Từ thiên đàng với tiếng chim tôi gọi
Những bạn bè tôi còn lại ở trần gian.

Dieu Tam Nguyen tạm dịch.


*****
Bản tiếng Nga:
УРАВЛИ, Расул Гамзатов

Мне кажется порою, что солдаты,
С кровавых не пришедшие полей,
Не в землю нашу полегли когда-то,
А превратились в белых журавлей.

Они до сей поры с времен тех дальних
Летят и подают нам голоса.
Не потому ль так часто и печально
Мы замолкаем, глядя в небеса?

Сегодня, предвечернею порою,
Я вижу, как в тумане журавли
Летят своим определенным строем,
Как по полям людьми они брели.

Они летят, свершают путь свой длинный
И выкликают чьи-то имена.
Не потому ли с кличем журавлиным
От века речь аварская сходна?

Летит, летит по небу клин усталый -
Летит в тумане на исходе дня,
И в том строю есть промежуток малый -
Быть может, это место для меня!

Настанет день, и с журавлиной стаей
Я поплыву в такой же сизой мгле,
Из-под небес по-птичьи окликая
Всех вас, кого оставил на земле.

Rasul Gamzatov
(*) Nguồn: wikipedia