Cao lầu Hội An - Ảnh: Nguyễn Diệu Tâm |
Nhiều người thắc mắc không biết cao lầu là món ăn của người Việt hay của người Hoa?
Theo wikipedia: "Cao lầu là món ăn độc đáo gắn liền với phố cổ Hội An. Mới nhìn cao lầu trông giống như mì, nhưng không phải mì. Người ta ít biết đến cao lầu không phải vì nó không ngon mà vì món ngon này khiêm nhường. Nhiều người cho rằng món này của người Hoa, nhưng Hoa kiều ở đây lại không công nhận nó. Còn người Nhật thì cho rằng nó giống mỳ udon của họ nhưng khác về hương vị và cách chế biến.
Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, đảo cách Hội An 16 km, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.
Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước. Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... và tép mỡ vỡ tan trong miệng.
Nhiều người cũng có tham vọng làm cao lầu ở nơi khác, nhưng tất cả đều thất bại. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này."
Thật là một món ăn đặc biệt. Ai đã đến Đà Nẵng thì biết rau sống làng Trà Quế. Ở đó có những lá rau xanh ngắt như rau răm, húng, quế, rau đắng, xà lách ... ngọn nhỏ, thơm ngon vô cùng, ăn vào ngát cả miệng! "Thịt xá xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ..."Nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm"..."gạo thơm ngâm nước tro nấu củi ở tận Cù lao Chàm"... Với những nguyên liệu tự nhiên và đầy bản sắc địa phương như vậy, thảo nào cao lầu là món ăn đặc sản truyền thống vô cùng đặc biệt của Hội An không nơi đâu có và cũng khó phổ biến khắp nước lại còn bay ra cả ngoài nước như món phở Bắc hay bún bò Huế.
Hồi nào đến giờ tôi không thích ăn cao lầu mà chỉ thường ăn mì hoành thánh, vì nhìn tô mì khô khan cứ nghĩ là không ngon. Lần đầu tiên vào năm 2011 từ Saigon ra Huế. Rồi từ Huế một mình leo lên xe Sinh Tourist đi Hội An cho biết. Dạo bộ một hồi cũng ghé ăn thử cao lầu gánh bên bờ sông Hoài, thất vọng. Hôm sau trên đường về lại Huế ghé vào một reststop ở đèo Hải Vân, ăn thử cao lầu lần thứ hai, không ngon. Nghĩ không thắc mắc nữa, có lẽ cao lầu không ngon thật. Nhưng năm 2013 đến Hội An, không ai chỉ đường mà tình cờ trong lúc đi tìm quán ăn tối thì thấy có một quán ăn đông người. Quán nhỏ, hơi chật lại ken kín người ăn. Tiếp viên chỉ có một cô lăng xăng phục vụ cùng với một người đàn ông trung niên. Một ông bác chừng 70 tuổi có lẽ là chủ tiệm và cũng là đầu bếp chính hết vào trong bếp rồi lại chạy ra, có khi tự tay bưng cho khách tô mì vì hai người kia phục vụ không kịp. Mấy chị em tôi gọi mì quảng và mì hoành thánh. Cậu em bảo gọi thử cao lầu. Thế là ăn cao lầu, và giật mình suýt xoa vì thấy ... quá ngon! Có lẽ nơi đây mới đúng chính hiệu cao lầu Hội An với mì làm bằng gạo thơm ngâm tro cù lao Chàm, ăn với thịt xá xíu heo cỏ, và rau sống làng Trà Quế!
Tôi nhìn lên tấm bảng treo trong góc quán: "Tiệm ăn trên 100 năm"... Mà không chỉ món cao lầu ngon, các món mì quảng và mì hoành thánh đều rất ngon. Chị tôi là người thích nấu ăn và nấu ăn rất khéo cũng phải gật gù khen ngợi.
Cuối cùng tráng miệng với chén đậu hủ gánh nóng hổi của người bán ngồi trước cửa quán - lại cũng đúng vị đậu hủ gánh ngày trước vẫn thích ăn, với nước đường sên dẻo có chút gừng thơm thơm... . Thú thật, không gì có thể ngon hơn!
Sau bữa ăn ngon miệng ấy, chúng tôi cứ nhớ hoài không gian huyền ảo của một phố cổ lung linh đèn lồng, những ngôi nhà mái ngói rêu phong cùng những con thuyền âm thầm thức trên dòng sông Hoài cùng với vầng trăng dịu dàng soi bóng.
Đầu năm 2016 trở lại Hội An, mấy chị em đi rảo quanh phố cổ tìm quán cao lầu ngày ấy gần cả tiếng đồng hồ, không hiểu sao tìm không ra, hỏi người dân địa phương thì có người nói tiệm đã dời đi nơi khác rồi. Ngơ ngác nhìn quanh, tôi nhận ra phố cổ bây giờ đã phát triển ... nhiều con phố, một số con đường bây giờ đã trở thành phố ... Tây ba lô, gần giống khu phố Tây Đề Thám, Phạm Ngũ Lão của Sài Gòn với những quán bia, rượu, nhà hàng hải sản và nhạc Âu Mỹ xập xình vọng ra từ những quán bar đèn mờ tối, có chợ đêm và những chàng Tây cao lêu nghêu đi rông ngoài đường.
Ngẩn ngơ tôi tiếc. Một thoáng mơ hồ tôi không rõ mình tiếc điều chi? Tiếc vì không tìm ra quán cao lầu cũ để phải vào đại một quán trong cái hẻm nhỏ trưng cái bảng "Cao lầu" đầu ngõ ... nhưng lúc gọi thì không có cao lầu mà chỉ là tô mì nhạt nhẽo và dĩa bánh vạc nguội ngắt đêm khuya, hay tiếc vì phố cổ bây giờ nhiều quán ăn Tây quá?
Trên sông Hoài, có tiếng chèo khua lặng lẽ thuyền ai đi câu, dưới vầng trăng khuya đang phai dần vào mây...
Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, đảo cách Hội An 16 km, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.
Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước. Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... và tép mỡ vỡ tan trong miệng.
Nhiều người cũng có tham vọng làm cao lầu ở nơi khác, nhưng tất cả đều thất bại. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này."
Thật là một món ăn đặc biệt. Ai đã đến Đà Nẵng thì biết rau sống làng Trà Quế. Ở đó có những lá rau xanh ngắt như rau răm, húng, quế, rau đắng, xà lách ... ngọn nhỏ, thơm ngon vô cùng, ăn vào ngát cả miệng! "Thịt xá xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ..."Nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm"..."gạo thơm ngâm nước tro nấu củi ở tận Cù lao Chàm"... Với những nguyên liệu tự nhiên và đầy bản sắc địa phương như vậy, thảo nào cao lầu là món ăn đặc sản truyền thống vô cùng đặc biệt của Hội An không nơi đâu có và cũng khó phổ biến khắp nước lại còn bay ra cả ngoài nước như món phở Bắc hay bún bò Huế.
Hồi nào đến giờ tôi không thích ăn cao lầu mà chỉ thường ăn mì hoành thánh, vì nhìn tô mì khô khan cứ nghĩ là không ngon. Lần đầu tiên vào năm 2011 từ Saigon ra Huế. Rồi từ Huế một mình leo lên xe Sinh Tourist đi Hội An cho biết. Dạo bộ một hồi cũng ghé ăn thử cao lầu gánh bên bờ sông Hoài, thất vọng. Hôm sau trên đường về lại Huế ghé vào một reststop ở đèo Hải Vân, ăn thử cao lầu lần thứ hai, không ngon. Nghĩ không thắc mắc nữa, có lẽ cao lầu không ngon thật. Nhưng năm 2013 đến Hội An, không ai chỉ đường mà tình cờ trong lúc đi tìm quán ăn tối thì thấy có một quán ăn đông người. Quán nhỏ, hơi chật lại ken kín người ăn. Tiếp viên chỉ có một cô lăng xăng phục vụ cùng với một người đàn ông trung niên. Một ông bác chừng 70 tuổi có lẽ là chủ tiệm và cũng là đầu bếp chính hết vào trong bếp rồi lại chạy ra, có khi tự tay bưng cho khách tô mì vì hai người kia phục vụ không kịp. Mấy chị em tôi gọi mì quảng và mì hoành thánh. Cậu em bảo gọi thử cao lầu. Thế là ăn cao lầu, và giật mình suýt xoa vì thấy ... quá ngon! Có lẽ nơi đây mới đúng chính hiệu cao lầu Hội An với mì làm bằng gạo thơm ngâm tro cù lao Chàm, ăn với thịt xá xíu heo cỏ, và rau sống làng Trà Quế!
Tôi nhìn lên tấm bảng treo trong góc quán: "Tiệm ăn trên 100 năm"... Mà không chỉ món cao lầu ngon, các món mì quảng và mì hoành thánh đều rất ngon. Chị tôi là người thích nấu ăn và nấu ăn rất khéo cũng phải gật gù khen ngợi.
Cuối cùng tráng miệng với chén đậu hủ gánh nóng hổi của người bán ngồi trước cửa quán - lại cũng đúng vị đậu hủ gánh ngày trước vẫn thích ăn, với nước đường sên dẻo có chút gừng thơm thơm... . Thú thật, không gì có thể ngon hơn!
Sau bữa ăn ngon miệng ấy, chúng tôi cứ nhớ hoài không gian huyền ảo của một phố cổ lung linh đèn lồng, những ngôi nhà mái ngói rêu phong cùng những con thuyền âm thầm thức trên dòng sông Hoài cùng với vầng trăng dịu dàng soi bóng.
Đầu năm 2016 trở lại Hội An, mấy chị em đi rảo quanh phố cổ tìm quán cao lầu ngày ấy gần cả tiếng đồng hồ, không hiểu sao tìm không ra, hỏi người dân địa phương thì có người nói tiệm đã dời đi nơi khác rồi. Ngơ ngác nhìn quanh, tôi nhận ra phố cổ bây giờ đã phát triển ... nhiều con phố, một số con đường bây giờ đã trở thành phố ... Tây ba lô, gần giống khu phố Tây Đề Thám, Phạm Ngũ Lão của Sài Gòn với những quán bia, rượu, nhà hàng hải sản và nhạc Âu Mỹ xập xình vọng ra từ những quán bar đèn mờ tối, có chợ đêm và những chàng Tây cao lêu nghêu đi rông ngoài đường.
Ngẩn ngơ tôi tiếc. Một thoáng mơ hồ tôi không rõ mình tiếc điều chi? Tiếc vì không tìm ra quán cao lầu cũ để phải vào đại một quán trong cái hẻm nhỏ trưng cái bảng "Cao lầu" đầu ngõ ... nhưng lúc gọi thì không có cao lầu mà chỉ là tô mì nhạt nhẽo và dĩa bánh vạc nguội ngắt đêm khuya, hay tiếc vì phố cổ bây giờ nhiều quán ăn Tây quá?
Trên sông Hoài, có tiếng chèo khua lặng lẽ thuyền ai đi câu, dưới vầng trăng khuya đang phai dần vào mây...
Tháng 12-2016
Lệ Thanh: Ngon quá, ước chi được nếm món ngon đặc biệt này.
Trả lờiXóaDieu Tam Nguyen: Mình nếm được lần này thấy ngon quá nên thèm đến bây giờ đó Lệ Thanh, chứ trước giờ mình không hảo cao lầu.
Ngọc: Thích nhất là thông tin cao lầu có gốc Việt! :-) Tâm ơi, xem bát này có ngon không. Đây là cao lầu Phú Chiêm - Sài Gòn.
Dieu Tam Nguyen: Nhìn cũng hấp dẫn nhưng chắc là thua "tiệm ăn 100 năm" này tại Hội An đó Dung Ngọc :-) Ở Saigon mình chưa ăn cao lầu ở đâu hết.
Ngọc: D hay ăn quán này, nhiều năm rồi mà vẫn thấy ngon. Có lần ra Đà Nẵng có thấy quán chính (?). Bác chủ quán nói nguyên liệu là từ Hội An đem vô.
Dieu Tam Nguyen: Tiệm ở đường nào vậy D? Hôm nào mình đến ăn thử :-)
Ngọc: Quán đây nè Tâm. D có người bạn giới thiệu quán này, bảo là mì Quảng của quán ngon, nhưng D thích cao lầu hơn nên chỉ ăn cao lầu. :-) Cũng đã 6-7 năm rồi đó Tâm.
https://www.foody.vn/ho-chi-minh/phu-chiem-huong-vi-xu-quang
Lệ T.: Cao lầu ngon hay không chưa biết, nhưng qua bài viết của Diệu Tâm, cao lầu nhất định phải ngon, ngon vì hồn Việt trong từng sợi mì cọng rau và những nâng niu chuẩn bị để thành một tô cao lầu nho nhỏ.
Trả lờiXóaDieu Tam Nguyen: Đúng vậy T. Công phu quá, cái gì xuất phát từ trái tim cũng lay động lòng người, huống chi là ... tô mì bỏ bụng :-)
Tina: Từ lâu nghe nói về món Cao lầu của Hội an nhưng chưa bao giờ được thưởng thức. Mấy đứa em, cháu đã đi VN và đến Hội an ăn Cao lầu phán "chưa thấy món nào dở như Cao lầu, cái tên nghe sang nhưng không hẹn ăn trở lại" 😜 Tiệm DT khen ngon nay đã dẹp, vậy tiệm ở 87 Trần Phú có ngon như vậy không Tâm?
Dieu Tam Nguyen: Em cũng đã "bị" ăn trúng mấy tô cao lầu dở ẹt sợ luôn rồi chị, nhưng từ khi nếm được cao lầu ở tiệm Trần Phú, em ... mê luôn :-) Khi đi tìm lại, em quên địa chỉ nên không biết đã tìm đến đúng chưa, nhưng phố cổ bây giờ thay đổi rất nhiều, hồn cũng bay đi, toàn là Tây ba lô và tiệm ăn Tây hay ai đó có tiền đã mua nhà ở những con đường chính, đôi khi mở tiệm ngay nơi đó để lấy khách, dân thường sao chịu nổi, họ phải bán nhà mà đi thôi. Sài Gòn cũng vậy thôi chị à. Cũng nhiều thay đổi lắm. Sau này em mới biết có những thương hiệu nổi tiếng về bánh như Givral, Như Lan v.v... đều đã được mua lại thương hiệu. Còn những tên tuổi tiệm ăn sau này cũng bán thương hiệu cho người nước ngoài, như phở 24 chẳng hạn. Em chưa "điều tra" được nhiều tình hình này, nhưng đại khái là như vậy đó tỷ Tina.
MT: Nhớ cao lầu mì ở Phan B Châu Huế hồi xưa, tuyệt vời.
Trả lờiXóaDieu Tam Nguyen: Năm 12 tuổi mình rời Huế vẫn còn mang theo ký ức Cao lầu ở Huế đó MT! Năm ngoái 2015 mình về Huế với Kim, O nớ thích chè hẻm nên muốn đi ăn khuya, xe chạy ngang qua tiệm cao lầu này mình chỉ chụp vội được 1 bức ảnh từ trong xe. Nhớ lắm ngày xưa ấy, mỗi cuối tuần ba mình hay cho các con dồn hết lến xe xích lô cho đi ăn cao lầu ở đây trước khi ra phố Trần Hưng Đạo xem xi nê. Có đúng tiệm này (ở Phan Bội Châu) không MT? Ban đêm, tiệm nhỏ xíu mà xe và người rất đông thì chắc chắn là ngon. Đây cũng có lẽ là một "tiệm ăn có trên 100 năm" :-)
MT: Tiệm cao lầu mì Châu Anh đó DT có lẽ ai ở Huế cũng biết tiệm này hết. Chè xanh đánh đá bào ông Thân, chè cồn... tiệm kem Sơn Ca, Đào Nguyên.. một thời đầy áp những kỷ niêm, nhớ ơi là nhớ.
Kim: Nhớ ông đẩy xe gỏ gỏ bán cao lầu tối khuya cũng ngon lắm!
Trang Nguyễn: Đọc xong em cũng tiếc... Tiếc vì thấy thèm quá mà không có cơ hội để thưởng thức... Hic... Tại chị!
Trả lờiXóaTố Mỹ: Vừa đọc vừa thèm quá, Dieu Tam Nguyen viết về món Cao lầu Hội An! hấp dẫn quá chừng chừng!
Dieu Tam Nguyen: Vì hôm qua có cô bạn FB ra Hội An chụp hình tô cao lầu, có bạn hỏi cao lầu có phải món của người Tàu? Nên em phải viết bài này đó chị Mỹ :-)
Loan Tran: Tháng 11/2016 vừa rồi mình cũng có dịp du lịch Đà Nẵng, và dĩ nhiên không thiếu tour phố cổ Hội An vào chiều tối rằm hôm ấy.
Trả lờiXóaVà trong không gian mờ tỏ của phố đèn lồng gần chùa Cầu, mình đã gọi món Cao lầu cho bữa tối. Thiệt là ...không giống mình tưởng tượng! Hổng ngon! Chắc tại hôm đó trong cảnh tranh tối tranh sáng, không được thưởng thức bằng mắt các món như thịt xíu hay những sợi mì đặc trưng..., mình chỉ thấy nó có vẻ khô khô; thế là ăn vội ăn vàng cho xong bữa...
Mình nghĩ chắc tại mình chưa tìm đúng địa chỉ của món đặc biệt này!
Đọc bài viết của Diệu Tâm, mình đang ước gì được thưởng thức cao lầu tại quán của ông chủ khoảng 70 tuổi (lúc chạy vào bếp nấu mì, rồi có khi bưng luôn cho khách...) ấy nhỉ!
Thôi đành hẹn dịp khác vậy! Hic!
Dieu Tam Nguyen: Lâu quá mới gặp lại bạn hiền :-) Về cao lầu, như mình đã nói, là mình từng bị ăn ở những tiệm nấu rất dở, bây giờ mới biết món cao lầu chính hiệu thật là một kỳ công đó Kim Loan. Và cũng nhờ ăn đúng quán nên mới thấy cao lầu ngon thật!
Thực ra cũng tùy vào khẩu vị của mỗi người, người miền Bắc chê phở trong Nam cũng như người Nam không ăn được phở Bắc (như mình vậy), hay bún bò tại Huế ăn lung tung không đúng tiệm thì cũng chẳng ngon chút nào, mà mình lại thấy bún bò Huế ở Saigon lại ngon hơn! Ở nhà mình mẹ và chị nấu ăn ngon quá nên ít thích đi ăn ở ngoài, nhưng ăn ở ngoài mà thích và thấy ngon thì có lẽ cũng hợp khẩu vị của mình. Vì vậy, có thể món cao lầu này ngon vì hợp với chị em mình và ... nhiều người khác (quán luôn đông khách) đó Loan, chứ không phải là với tất cả mọi người.
Happy New Year! Thương chúc Loan và gia đình một Năm mới an khang hạnh phúc & mọi điều tốt đẹp hơn ... năm cũ nhé!
Thu Ho: Dieu Tam Nguyen đồng ý mí bạn 100% . Mình có may mắn được thưởng thức tô cao lầu ngon tuyệt vời, ngon cự kỳ tại Hôi An hồi đi tour Di Sản Văn Hóa Việt năm 2007 . Chỉ ăn 1 lần mà tơ tưởng muôn lần . Nhưng rất tiếc luc đó sơ ý khg ghi lại địa chỉ tiệm . Sau này khg có dịp trở lại Hôi An. Nên ăn thử vài tiệm tại Saigon nhưng không chổ nào ngon bằng tô mì mình đã may mắn thưởng thức. Có ăn đúng tiem mới hiểu được tại sao món này là đặc sản số 1 của Hôi An . Bài viết rất hay & lôi cuốn bạn hiền ui!
Dieu Tam Nguyen: Vô cùng happy khi gặp được "đồng minh" món cao lầu chính hiệu Hội An Nguyet Thu Ho :V Bởi vậy món ăn đặc sản địa phương nên được ăn đúng chỗ ngon, còn không thì có thể phải đi tìm cả đời mới được thưởng thức :-)
Anh Đào: tiếc quá hả Dieu Tam Nguyen. Giống như duyên kỳ ngộ, tưởng đâu gặp được người tri kỷ, một lần để nhớ hoài hoài, ăn một lần nên nhớ nhiều hơn. Bạn viết hay lắm.
Trả lờiXóaDieu Tam Nguyen: Hơn 35 năm trước, trong một lần ở Vũng Tàu vài ngày, mình được bạn dẫn ra chợ ăn bánh khọt, mê luôn! Sau đó đã ăn nhiều nơi nhưng không có nơi nào ngon bằng, làm mình cứ nhớ và thèm mãi. Vậy mà cách đây 2 năm lúc ra VT mình đã gặp lại bà bán bánh khọt nhưng không còn bán ở chợ nữa mà ngoài một đường phố. Nghe bà kể về nghề, mới giật mình vì thấy quen và bánh khọt ngon y hệt như xưa! Vui mừng quá chừng mới kể lể là dì Hai ơi, con đi tìm dì mấy chục năm nay. Không có ai làm bánh khọt ngon hơn dì! Quất luôn dĩa hơn chục cái, và sáng hôm sau đã từ chối Cafe hủ tíu Lan Rừng để quay trở lại bà ăn thêm một dĩa nữa trước khi về đó Nguyễn Anh Đào! Và trong bụng thầm nghĩ, tìm ra cố nhân rồi, khi nào thấy nhớ sẽ nhảy lên tàu cánh ngầm ra VT tìm bà Hai bánh khọt để ăn một dĩa rồi về lại Saigon! :-)
Mai Tran: Đọc Dieu Tam Nguyen viết, rồi mình cũng thấy mê cái bánh khọt Dì Hai này luôn!