Ngày còn nhỏ, có một bài thơ học thuộc
lòng mà tôi rất thích:
“ Kỳ nghỉ hè, ta về quê. Nhà ta ở, mé bờ đê. Ở nhà
có, mẹ cha ta. Ông và bà, quý ta quá!…”
Trong đầu óc bé bỏng của
tôi lúc đó, “quê” là một nơi có những cánh đồng lúa chín vàng, có chú mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, đàn vịt lội ao, có cánh diều no gió, lũy tre
làng... là những gì tôi chỉ biết qua sách vở mà không biết bao giờ mới được nhìn thấy tận mắt. Ngày đó mùa hè được nghỉ đến 3
tháng, nghe đến mùa hè là đứa học trò nào cũng háo hức vì được nghỉ học, được
tha hồ đi chơi. Chú bé trong bài thơ có lẽ đang đi học xa nhà nên mới có tâm trạng
vui sướng hớn hở như thế, còn tôi đang ở cùng cả cha mẹ lẫn ông bà thì quê ở
đâu mà về? Mẹ bảo “Quê của mẹ ở làng Mỹ Á, Vinh Hiền, rồi sẽ có ngày con được về
quê”.
Năm tôi thi đậu vào lớp
đệ thất trường Đồng Khánh, cha tôi thưởng cho tôi được về quê với bà
ngoại. Không thể tả nổi niềm vui của tôi, đêm trước khi đi tôi đã thao thức
không ngủ được. Cứ nghĩ, không biết quê mình ra sao, có giống như bài học thuộc
lòng đã mô tả, là “nhà ta ở, mé bờ đê” không? Ngày lên đường đã đến, buổi sáng
hai bà cháu đi xe ra bến sông, rồi đi đò, qua cầu, nhiều lần như vậy rất gian nan
mới về đến làng Mỹ Á, là nơi bà ngoại theo ông về làm dâu, làm vợ, và mẹ tôi đã
sinh ra ở đó.
Làng tôi cũng có bờ đê, những cánh đồng cò bay thẳng cánh, có lũy tre xanh, ngôi đình, cây đa, bến nước ... Và hơn thế nữa là đầm phá, là biển. Đầm phá có nhiều tôm cá, thuyền câu. Biển có bãi cát trắng dài hoang sơ rất đẹp. Một ông anh họ dẫn tôi leo lên núi đá nhìn ra biển, ở đó tôi ngồi nhìn quang cảnh thiên nhiên đẹp như tranh và sinh hoạt của dân làng chài không chớp mắt, vì sống ở thành phố tôi chưa được thấy bao giờ.
Làng tôi cũng có bờ đê, những cánh đồng cò bay thẳng cánh, có lũy tre xanh, ngôi đình, cây đa, bến nước ... Và hơn thế nữa là đầm phá, là biển. Đầm phá có nhiều tôm cá, thuyền câu. Biển có bãi cát trắng dài hoang sơ rất đẹp. Một ông anh họ dẫn tôi leo lên núi đá nhìn ra biển, ở đó tôi ngồi nhìn quang cảnh thiên nhiên đẹp như tranh và sinh hoạt của dân làng chài không chớp mắt, vì sống ở thành phố tôi chưa được thấy bao giờ.
Biển Vinh Hiền, Thừa Thiên - Huế |
Đó là cảnh làng chài
đang rộn ràng vào những buổi sớm mai khi ghe đánh cá từ ngoài khơi xa về. Những người
đàn bà và cả trẻ con xúm lại gỡ lưới lấy mực cá vào rổ. Người nhóm lửa nướng
ngay con cá tươi, mùi khói và mùi thơm của cá nướng thoảng tới từ xa. Cái xóm
nhỏ rộn ràng tiếng hú gọi dân làng ra lấy cá, tiếng nói cười lẫn trong tiếng
sóng biển vỗ. Có lẽ vì sống gần biển phải
nói át tiếng sóng vỗ nên những người bà con nhà tôi và người dân làng biển ở
đây “ăn to nói lớn” như thế, hình như chỉ có bà ngoại và mẹ tôi là ăn nói nhỏ
nhẹ dịu dàng thôi!
Những ngày sau đó, bà
ngoại dẫn tôi đi qua làng của bà, làng Nam Trường. Từ làng ông ngoại đi qua
làng bà ngoại khá xa. Ngày xưa khi đi làm dâu xa nhà như thế này, tôi chắc là
bà thường ra sau hè có bụi chuối mà khóc. “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, Trông
về quê mẹ chín chiều ruột đau”. Nhất
là từ ngày ông bỏ nhà ra đi vào Nam làm ăn, chỉ còn mình bà ở lại làm lụng vất vả nuôi đàn con thơ dại chờ ngày ông trở về.
Không có xe đi, bà đã dẫn tôi đi qua những cái “trạng” cát trắng. Đường xa vì đôi chân tôi bé nhỏ mà bước trên cát lún thật khó đi nên lại càng thấy xa. Nắng trưa hè hắt xuống cát càng thêm bỏng rát đôi chân. Mà rồi cũng đến nơi. Bà ngoại tôi còn có một người chị, mệ Khiêm. Tôi không nhớ bà sống với ai trong ngôi nhà nhỏ đó, chỉ có một điều tôi thấy rất sợ là vì tôi đã nhìn thấy một cái quan tài để sẵn trong nhà. Bà ngoại tôi nói cái đó để dành cho mệ Khiêm. Ở nhà quê, người già thường chuẩn bị cho mình cái quan tài, sợ không có thì phải quấn chiếu mà chôn khi chết.
Không có xe đi, bà đã dẫn tôi đi qua những cái “trạng” cát trắng. Đường xa vì đôi chân tôi bé nhỏ mà bước trên cát lún thật khó đi nên lại càng thấy xa. Nắng trưa hè hắt xuống cát càng thêm bỏng rát đôi chân. Mà rồi cũng đến nơi. Bà ngoại tôi còn có một người chị, mệ Khiêm. Tôi không nhớ bà sống với ai trong ngôi nhà nhỏ đó, chỉ có một điều tôi thấy rất sợ là vì tôi đã nhìn thấy một cái quan tài để sẵn trong nhà. Bà ngoại tôi nói cái đó để dành cho mệ Khiêm. Ở nhà quê, người già thường chuẩn bị cho mình cái quan tài, sợ không có thì phải quấn chiếu mà chôn khi chết.
Buổi chiều tôi được ăn
cơm với món cá bống thệ kho keo và món rau muống xào rất ngon mà tôi nhớ mãi đến
bây giờ. Rau muống xào mà ngon nhớ mãi, nghe cũng lạ phải không? Có lẽ do lúc
đó tôi đói bụng, hay vì rau muống nhà quê ngon hơn rau muống thành phố, tôi
không biết nữa!
Đêm hôm ấy trời sáng
trăng. Tôi ngồi ngoài sân hóng mát. Cái sân ban ngày phơi thóc vàng ươm, đêm
khuya thanh vắng lại có ánh trăng ngập tràn. Nhà mệ Khiêm có vườn cau, hương
hoa cau thoang thoảng, lá cau trong gió xào xạc, xào xạc … cũng làm tôi nhớ mãi
đến sau này.
Chuyến về làng ngày ấy
trở thành một trong những kỷ niệm đẹp nhất mà tôi từng có trong đời. Qua năm
sau, trước Tết Mậu Thân, gia đình tôi chuyển vào Qui Nhơn. Xa Huế, tôi không
còn dịp về quê nữa.
Cho đến ngày đầu tháng ba năm nay, đã 47 năm trôi qua, trong chuyến đi về Huế lần này, hai chị em tôi đã hẹn về làng mẹ với một đôi vợ chồng người bà con vừa từ Mỹ về quê làm đám giỗ cho cha của họ. Đây là một dịp tốt vì sẽ có người dẫn đường vì đã lâu lắm rồi chị em chúng tôi nhiều lần muốn về mà không biết đường, thêm vào đó đa số bà con bên mẹ tôi đều đã bỏ làng ra đi, nhất là những người trẻ tuổi, nay ở làng không còn ai mà chỉ còn lại người già thì có muốn về thăm cũng khó.
Đường về làng tôi |
Cho đến ngày đầu tháng ba năm nay, đã 47 năm trôi qua, trong chuyến đi về Huế lần này, hai chị em tôi đã hẹn về làng mẹ với một đôi vợ chồng người bà con vừa từ Mỹ về quê làm đám giỗ cho cha của họ. Đây là một dịp tốt vì sẽ có người dẫn đường vì đã lâu lắm rồi chị em chúng tôi nhiều lần muốn về mà không biết đường, thêm vào đó đa số bà con bên mẹ tôi đều đã bỏ làng ra đi, nhất là những người trẻ tuổi, nay ở làng không còn ai mà chỉ còn lại người già thì có muốn về thăm cũng khó.
Thời tiết năm nay trên
thế giới thật khắc nghiệt, trong nước cũng có phần ảnh hưởng, mùa lạnh kéo dài
hơn mọi năm, miền Trung rét đậm, miền Bắc có nơi cũng có tuyết rơi. Tôi đã nghĩ
chắc Huế sẽ lạnh lắm, nhưng khi ra đến Huế thì thật may, trời lại mát mẻ và
không có mưa.
Đến Huế, nghỉ một ngày,
qua hôm sau cùng một số bạn bè, chúng tôi thuê xe đi thẳng. Tình cờ gặp được một
người cháu họ là tài xế taxi Mai Linh biết đường về làng nên thật yên tâm. Từ
Huế về Truồi, đường sá bây giờ rất đẹp. Quãng đường qua cầu qua sông phải đi
nhiều chặng khó khăn ngày xưa nay rút ngắn chỉ một con đường. Khi qua cầu Trường
Hà, phía trái sẽ rẽ về hướng Thuận An, còn chúng tôi đi về bên phải. Sinh, người
cháu họ hỏi chúng tôi có muốn ghé “thành phố lăng” hay còn gọi là “thành phố
ma” hay không. Vì cùng trên một hướng đi, chúng tôi đồng ý ghé qua, phần tò mò
muốn xem thử vì từ lâu đã nghe đồn về “thành phố” này.
Một góc nhỏ của "thành phố Lăng" An Bằng, Huế |
Đó là làng An Bằng, thuộc
xã Vinh An, huyện Phú Vang. Từ con đường nhỏ dẫn vào đã thấy nhấp nhô hai bên đường
những ngôi mộ lộng lẫy tráng lệ không kém lăng vua chúa. Cũng lối trang trí gắn
gốm, đắp nổi rồng chầu, hàng hà sa số lăng mộ có đến gần 3.000 cái trên tổng thể
diện tích 40 hecta là một con số quá lớn và quá tốn kém tiền bạc. Nghe nói mỗi
lăng mộ như vậy tiền xây dựng từ khoảng vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. 450 năm
trước, do những người từ Thanh Hóa vào đây lập nghiệp mà ngôi làng được hình
thành. Dân làng làm nghề đánh cá biển là chính. Sau tháng 4 - 1975, những người
dân làng trẻ tuổi bỏ làng ra đi khá nhiều. Qua xứ người làm ăn khá giả, họ trở
về xây dựng những lăng mộ tráng lệ như thế này cho ông bà cha mẹ những người đã
khuất.
Chúng tôi cùng có chung
một cảm giác hơi bàng hoàng khi rời “thành phố lăng” vì không thể tưởng tượng nổi
ở một làng quê xa xôi như thế này lại có quá nhiều xây dựng tốn kém cho người
đã mất như thế. Trên đường về làng, Sinh dừng lại ở một nghĩa trang nhỏ, chỉ
cho chúng tôi xem một “lăng” đã xây dành sẵn cho hai vợ chồng một người anh họ
của tôi, Sinh nói cái “lăng” này ít tiền hơn, tuy không bằng những lăng mộ ở An Bằng nhưng trông lộng lẫy không kém!
Con đường chạy qua
hàng chục cây số đồng lúa xanh tươi có rất nhiều hoa dại mọc ven đường, qua nhiều sông
nước thuộc hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Cảnh tuyệt đẹp như lạc vào thiên
thai. Lúc này đây câu ca dao xưa lại văng vẳng bên tai tôi:
“Đường vô xứ Huế quanh
quanh,
Non xanh nước biếc như
tranh họa đồ.
Thương em anh cũng muốn
vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ
phá Tam Giang”….
Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai nhìn từ trên đỉnh núi chùa Túy Vân. |
Chiều trên phá Tam Giang |
Vào thời xa xưa, phá
Tam Giang cùng với cửa biển Thuận An và sông Hương là thủy lộ chính lên kinh thành
Huế nên ai muốn thượng kinh đều phải vượt phá, thời bấy giờ hai bên bờ phá um
tùm lau sậy là nơi có sào huyệt của một nhóm cướp khét tiếng nên “thương em” mà
anh không dám vào là vậy. Nơi đây là một cảnh đẹp hết sức ngoạn mục. Từ đỉnh
núi chùa cổ Túy Vân nhìn xuống ta sẽ thấy hàng trăm chiếc đò nằm lặng lờ soi
bóng xuống dòng nước lặng yên như một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Hàng năm có thể
khai thác trên vùng đầm phá này hàng nghìn tấn tôm cá hải sản. Đặc biệt “tôm
sóc” ở đây rất ngon và ngọt, nhiều quán bánh bèo ở Huế chỉ dùng loại tôm này
làm nhân cho bánh. Và lá gói bánh nậm bánh bột lọc là lá dong chứ không phải là
lá chuối càng tăng thêm hương vị thơm ngon.
Vào đến làng, trước ngõ
chợ làng tôi đã thấy khá đông người tụ tập. Có nhiều ông già mặc áo dài, đội
khăn đóng màu đen bên cạnh những người đàn ông mặc âu phục, thắt cà vạt hẳn hoi. Ngôi nhà nơi tổ chức đám giỗ ở gần đó. Ông anh họ của tôi –
năm nay 82 tuổi, cũng áo thụng đen đội khăn đóng, là người được dân làng bầu
làm “trưởng làng” do “ăn nói khéo” và là người có uy tín với dân làng, lo việc
quan, hôn, tang, tế trong làng. Khi gia đình cúng xong, họ bưng một mâm trầu
cau dâng cho ông trưởng làng. Trưởng làng nhận mâm trầu cau rồi là bữa tiệc bắt
đầu.
Tụ tập đi ăn giỗ ở làng |
Trước chợ làng cùng với ông trưởng làng |
Có khoảng 15 bàn ăn ở
đây, mỗi bàn 10 người. Và toàn là đàn ông đi ăn cỗ. Có vài người đàn bà, nhưng
không nhiều, có lẽ vì chồng đã mất nên các bà đi thay thế. Bên hàng xóm, lấp ló
vài người đàn bà từ xó bếp. Trong nhà ngay cả con dâu cũng không được phép ngồi ăn với
làng mà phải ăn sau. Tất cả phụ nữ đều ở phía sau hè, tay bồng tay bế con nhỏ
hoặc đang cho vịt gà ăn.
Tôi bỗng nhớ lại ngày
xưa ấy lúc về làng cùng với ngoại tôi cũng đã được dự một đám cúng giỗ ông cố ngoại tổ chức ngay nhà thờ họ. Tiếc là tôi không thể nhớ nhiều, chỉ
thấp thoáng nhớ rất đông người đến dự. Người ta đã mổ heo làm thịt ngay lúc đó,
rồi sau khi luộc chín, vừa dọn ăn, mỗi người còn được lãnh một phần xôi thịt
đem về.
Ông anh họ của tôi, ngày
xưa từng làm xã trưởng ngôi làng này. Ngày ấy đơn vị hành chính làng xã là một
làng một xã, bây giờ ở nơi đây một xã có 4 thôn, mỗi thôn chừng vài ba chục hộ
dân. 10 năm trước đây, con cái đã đón 2 ông bà qua Mỹ sống. Được vài năm, ông
than buồn nhớ quê nên đòi về, các con cho ông bà về, xây một cái nhà thật to,
làm sẵn luôn “lăng” mộ, lót cả đường đi vào nhà thờ họ. Rồi ông lại được dân làng bầu
làm “trưởng làng”.
Ông chắc lưỡi nói “Làm
cho vui như ri chớ cực lắm, không có ăn lương, mà nhà ai có chuyện chi ghen tuông đêm
hôm cũng gọi, kiện cáo cũng kêu cũng réo, cúng kiếng cưới xin tang ma đều phải có mặt!"
Ăn
giỗ xong, chúng tôi theo ông anh họ đi thăm một vài nhà bà con, các mệ các o
còn lại trong làng. Họ ôm chầm lấy chị em tôi, có người khóc ròng khi nhắc đến ngoại, mẹ tôi. Chúng tôi cũng ghé thăm những ngôi chùa làng mà mẹ tôi ngày trước thường lui tới.
Tôi đã rất vui và cười nhiều hôm ấy. Sung sướng biết bao khi được sống trong cảnh
làng quê lần này, dù chỉ vài tiếng đồng hồ! Rồi tôi ra đứng ngoài cánh đồng mênh mông lộng gió, hít thở khí trời trong sạch. Ngôi
làng có vẻ khang trang hơn trước nhiều. Nhà nào cũng có vườn rộng, hoặc có ao
nuôi cá. Tôi hỏi ông anh về giá đất ở đây. Ông bảo chỉ sợ không ai chịu
ở, chứ đất ở đây … cho không!
Ngôi trường làng |
Đến trường |
Một ngôi trường làng tôi gặp trên đường là trường tiểu học của xã, khá lớn và tử tế. Các em học sinh túa ra từ các cánh đồng, nơi xa xa là những xóm nhỏ. Các em hồn nhiên nhảy qua những con mương để đến trường, hay đèo nhau trên chiếc xe đạp từ lùm tre phóng ra. Cách đó không xa là biển Vinh Hiền, một bãi biển còn hoang sơ rất đẹp với những chiếc thuyền gỗ có thiết kế là lạ đẹp gần như những chiếc thuyền cổ Ai Cập nằm trên biển chờ giờ ra khơi. Qua bên cửa Tư Hiền còn có chùa cổ Túy Vân thành lập từ cuối thế kỷ 17, cảnh đẹp như cõi tiên, nay vẫn còn dấu bia đá khắc đề thơ của Vua Thiệu Trị. Và tôi đã nhớ ra rồi, ngày ấy nơi này, tôi đã leo lên những bậc tam cấp đá nhìn xuống biển. Vẫn còn cảnh cũ ngày xưa nhưng ông anh họ người dẫn tôi ra biển đã mất vì bom đạn vào những ngày tháng tư 1975. Mệ Khiêm với chiếc quan tài để sẵn trong nhà cũng không còn. Rồi các bà cô bên ông ngoại, bà ngoại tôi, cả mẹ tôi nữa cũng đã đi xa lắm rồi.
Tôi bước đi trên bờ ruộng
mà lòng cứ ngẩn ngơ giữa hiện tại và nỗi nhớ về ngày xa xưa ấy. Nhớ bước chân cùng bà ngoại đi
qua những cái “trạng” cát trắng. Nhớ ánh trăng chiếu sáng sân phơi thóc nhà mệ
Khiêm, mùi hương hoa cau thoang thoảng, tiếng lá xào xạc và cánh chim vỗ bay
vút vào trong đêm xa xăm. Tôi thấy tôi đang đi tìm lại tuổi thơ tôi. Đâu đó là dấu chân, là tình yêu của ngoại, của mẹ, của những người bà con thân thuộc luôn mở rộng vòng tay đón tôi về. Có một nơi chốn để về, như đứa trẻ con chỉ thấy ấm áp khi đang ở trong nôi, trong vòng tay yêu thương của mẹ hiền. Và dường như chưa bao giờ tôi cảm thấy được niềm hạnh phúc tỏa lan trong lòng tôi đầy xúc động đến như thế...
NGUYỄN DIỆU TÂM
Hình ảnh: Nguyễn Diệu Tâm
Hình ảnh: Nguyễn Diệu Tâm
Tháng 3 - 2014
Nguyen Duyen Tam Nguyen viết mạch lạc , cảm xúc nhẹ nhàng quyến luyến dễ thương quá , hình ảnh thật tuyệt ... và rau muống là món đang thèm lắm ở bên này đó nàng
Trả lờiXóaYesterday at 10:39am · Unlike · 1
Tam Nguyen Chuyện về làng đúng như Tâm kể, lúc nhỏ là một kỷ niệm đẹp nhớ mãi, sau đó mong ước mãi ít nhất trong quãng đời còn lại phải được về thêm 1 lần, lần này thì toại nguyện nên kể ra rồi Tâm thấy thật nhẹ nhàng đó Duyên!
Yesterday at 11:04am · Like · 1
Thinh Le Bài viết thật dễ thương nói lên được cái hoài vọng của con người được trở về nơi làng xưa với kỷ niệm của thuở ấu thơ. Tôi đọc mà cứ nhớ lại năm 2002 tôi trở về Paksé, Lào, thành phố thở nhỏ của tôi để bốc cốt của ba tôi. Sau 50 năm xa cách trở lại tôi cứ ngỡ như mình đi trong mộng. Like unreal. Thế giới như nhỏ lại...
Yesterday at 1:04pm · Unlike · 1
Thinh Le Chuyện 'Rau muống ăn ngon' thì có gì đâu là lạ. Bên Mỹ này rau muống chỉ được ăn theo mùa mà lại đắt lắm. Đầu mùa và cuối mùa thì mỗi pound (1/2 kí ) giá gần 3 đô, giữa mùa -như bây giờ-thì khoảng 7-80 cents. Giá 1 pound thịt đùi heo chỉ trên dưới 2 đô. Mà họ trồng loại rau muống trên khô , thân dài 3-4 tấc. Họ bán cả cọng dài lớn, mua về phải bỏ khoảng 1/3. Ai siêng thì lấy cọng chẻ ra làm rau muống bào ăn sống cũng ngon lắm...Khoảng những năm 1959- 1960 tôi thỉnh thoảng được Cơ Quan gửi sang Bangkok theo các seminars về Statistic. Tiền per diem của ÚSAID cấp cũng khá để cho mình ăn nhà hang nhưng sau vài ngày là thấy them ăn cơm VN. Tôi và anh bạn bèn lần mò ra các chỗ bán cơm ở các hẽm gần hotel mình ở kiếm ăn. Tôi nhớ bên Bangkok họ có bán món rau muống xào nước tuơng thật ngon hết xảy, bữa nào tụi tôi cũng phải có món rau muống xào. ...Đén năm 2000 tôi và bà Xã sang Paris ở nhà chi cousine, chị đãi ăn sang nhưng có hôm chị cho ăn món rau muống xào thì tôi mê luôn. Rau muống đó là loại đặc biệt nhập từ Thái Lan, bên Mỹ không có-mà dường như bên VN cũng không thấy loại đó...Đến khi vợ chồng anh chị cousine đó qua Mỹ chơi, hỏi tôi muốn cái gì thì chị mua cho, tôi nói đùa là món rau muống Thái Lan. Thế mà khi sang đến San Jose, chị bày ra 1 dĩa rau muống xào để tang thằng Thịnh !!!!! Đó DT thấy rau muống quý như thế nào, nói dài dòng.để đáp lại chuyện DT khen ăn rau muống ngon lúc xưa ở Làng...mong nó không 'lạc đề' Về Làng của DT...
Trả lờiXóaYesterday at 1:40pm · Like · 1
Tam Nguyen Cảm ơn anh Thinh Le. Chuyến "về làng" 47 năm sau cũng làm DT không ngủ được chứ không chỉ lúc nhỏ được đi chơi nên hồi hộp. Có cái gì đó lạ lắm, làm mình cứ bồi hồi như "đi trong mộng" ( cũng giống như tâm trạng của anh Thịnh khi về lại Paksé ). Riêng chuyện món rau muống làm DT nhớ mãi, lạ chứ anh, vì ở VN món rau muống này có lạ gì đâu, ăn hoài, nhưng trong ký ức của mình dĩa rau muống ở làng ngon không tả nổi
22 hours ago · Like
Tam Nguyen Tâm cũng nhớ lần đi Mỹ, không nhớ gì chỉ nhớ dĩa rau muống luộc ăn với nước mắm dầm hột vịt, nhớ như điên luôn :-)
Thanh Doan Chuyện kể về làng nước sao thân thương quá Tâm ơi, làm T nhớ làng mình quá, nhưng chắc T không tìm được cảm giác ấm cúng như Tâm, vì T xa làng lâu quá, họ hàng cũng không còn mấy.
Trả lờiXóa12 hours ago · Unlike · 2
Tam Nguyen Thanh Doan mến, chuyện về làng được lần này làm mình rất toại nguyện đó Thanh! ao ước lâu nay nhưng tự đi về thì rất khó vì như mình có nói, giờ chỉ còn người già, không biết liên lạc như thế nào. Đa số người trạc tuổi mình thì đều ở nước ngoài cả. Lần này coi như mình thật may mắn, nhất là ông anh họ "trưởng làng" đã về lại quê mà sống, con cái xây cho ông 1 cái nhà, ông khoe có đến 4 phòng ( có trang bị máy lạnh ) nên lần sau về quê phải đến nhà ông ở. Người anh này chính là người có nhà ở Thành nội, nhìn ra hồ sen mà trước 75 khi về Huế mình đã ở nhà anh ấy. Ông rất thương quý chị em mình. Nghe tin 2 chị em về mà ông đi rao ...cả làng làm như "cô Thắm về làng" vậy . Khi mình post những hình ảnh về làng, các bạn cũ của mình ở Huế giờ đang xa quê cũng thấy nhớ làng quê cha, quê mẹ của các bạn, ở Truồi, Hương Trà, Kim Long v.v... Quê mẹ hay quê cha của Thanh ở đâu vậy?
8 hours ago · Like
2014-04-03 16:00 GMT+07:00 Thi Thuy Ha Dinh
Trả lờiXóaTam oi, bai viet that hay . Que ngoai minh gio da thay doi nhieu qua het con hinh anh nhu thoi xua ma minh hay dan ve ngoai choi roi, buon that. Hn
2014-04-03 16:27 GMT+07:00 Tam Nguyen
Cảm ơn Hn. Quê ngoại Hà ở đâu?
Mình đang muốn lần sau rủ các em về chơi luôn, chắc tụi nó thích lắm vì ông anh họ đã có nhà mới con cái xây cho 2 ông bà ở có 4 phòng máy lạnh đàng hoàng :-) Hôm rồi ông tha thiết bắt mình và chị M ở lại nhưng vì không chuẩn bị nên tụi mình không ở lại mà hẹn lần sau. Tụi mình chưa về đến làng mà ông đã đi rao cho bà con biết như "cô Thắm về làng" vậy. Lại gặp cúng giỗ nên các người con cháu cỡ mình hoặc trẻ hơn cũng có về nên vui lắm. Tụi mình thấy rất là cảm động. Vì ngày xưa ba má mình nuôi nhiều con cháu từ làng lên Huế sống, khi vào Qui Nhơn các anh chị ấy cũng đi theo, rồi má mình còn dựng vợ gả chồng cho họ. Lúc đó cháu ông cháu bà yêu nhau loạn xà ngầu :-)
Thích nhất là làng có biển Vinh Hiền và phá Tam Giang gần đó. Nhất là biển. Mình nghe các anh chị họ nói chiều tối ghe đánh cá về hú cả làng ra lấy cá vui lắm. Làng có thay đổi nhiều nhưng cái chợ làng trong hình Hn thấy đó, vẫn còn rất nghèo.
Hình về làng mình có post ở FB nhiều đây:
https://www.facebook.com/ngdieutam/media_set?set=a.671533909577042.1073741899.100001613180918&type=3
2014-04-03 17:13 GMT+07:00 Thi Thuy Ha Dinh
Trả lờiXóaTam oi, Que ngoai minh o Cho Gao , den MyTho di tiep khoang 1 tieng nua , que ngoai thi minh duoc ve o voi ba ngoai luc con nho chua di hoc mau giao , nhung minh van con nho rat ro thoi gian minh o day, mien nam dung la tom ca day dong, lua gao toi vu mua do vao day bo thay ham lam . Cu moi lan mo minh di cho la bo minh ngoi vao 1 dau thung va ganh theo ra cho, chu de minh o nha mot minh so te xuong ao. Minh con nho luc do ngoi gon trong thung duoc lot mot tam vai ngoi cho em, hai tay thi nam chac hai soi day .
Mo minh ghe tham nha nao cung cho minh trai cay hoac trung ga dem ve an da luon. Luc do vung nay con an ninh, thoi tho au sao ma em dem qua. Hn
# RE: Về Làng — Huỳnh Minh Lệ 02-04-2014 07:31
Trả lờiXóaCảm ơn Diệu Tâm với một đoản văn nhẹ nhàng, cảm động về quê ngoại. Có lẽ mỗi người chúng mình ở tuổi "hườm hườm" cũng nên có một lần về thăm lại nơi chôn nhau cắt rún.
À, DT ơi, cái quan tài để sãn đó gọi là "Thọ đường" đó !
Những tấm hình cũng rất đẹp ! Thân,
HML
# RE: Về Làng — Nguyễn Diệu Tâm 02-04-2014 13:21
Anh Lệ mến. Ai mà không muốn ít nhất một lần trong đời về thăm lại nơi chôn nhau cắt rún. Nhưng có khi không dễ về. Ngay cả như mẹ DT, lúc còn trẻ thì bà hay về, nhưng lúc già rồi bệnh, bà cứ mơ ước mãi, có lúc ngủ dậy bà ứa nước mắt nói nhớ quá ... cái giếng. Lần này được về quê mẹ, vẫn còn mong được một lần về thăm quê cha. Còn nơi "chôn nhau cắt rún", lần trước khi anh Lệ đi Phan Thiết DT có nói mời anh ghé nhà chơi đó, là cái nhà hàng xóm của bà Mộng Cầm. Đúng là một cảnh ... bốn quê!
Cái quan tài để sẵn ... "Thọ đường", nhưng nhìn thấy sợ lắm anh Lệ à. Cảm ơn anh đã đọc.
# RE: Về Làng — Mỹ Phạm 02-04-2014 09:40
Bài viết làm mình nhớ bà ngoại quá!
Bà ngoại mình rời Huế theo chồng đi khắp nơi, rất ít có dịp về thăm lại quê cũ.
Mình cũng có 1 lần được mẹ dẫn về làng thăm chị em của ngoại. Nay các mệ đều đã mất. Ôi, các bà vợ ngày xưa ấy! chắc là nhớ quê da diết Tâm nhỉ!
# RE: Về Làng — Nguyễn Diệu Tâm 02-04-2014 13:29
Mỹ mến, hãy nhớ ngoại thật nhiều và viết về ngoại, bạn sẽ thấy thanh thản hơn đó!
Sau khi vào Qui Nhơn, bà ngoại mình cũng không còn dịp nào để về quê thăm nữa vì lúc đó bà đã già, nếu đi phải có người đi cùng. Nhưng ngày trước từ Qui Nhơn ra Huế cũng xa, đi lại không thuận tiện như bây giờ, nên không dễ đi. Nhắc lại mình rất nhớ ngoại, tội nghiệp lắm, cả một đời bà hy sinh cho chồng, con, cả cháu nữa. Tụi mình bây giờ sướng hơn thời các cụ nhiều lắm, phải không Mỹ?
# RE: Về Làng — Bạn Già Sài Gòn 03-04-2014 01:04
Trả lờiXóaDT có lối viết nhẩn nha, như vừa đi vừa kể chuyện.
Phải chăng yếu tố..."nghề nghiệp" như đang ẩn hiện, đậm nhạt trong văn ? :-) Vì bài viết giống bức họa đồng quê với rất nhiều hình ảnh và màu sắc. :-)
# RE: Về Làng — Nguyễn Diệu Tâm 03-04-2014 02:45
Anh Bạn GSG thân mến, có lẽ đúng như anh nhận xét, DT vẫn hay áp dụng cách "vừa đi vừa kể chuyện" vì như thế bạn bè sẽ hình dung ra được bước chân mình đã đi đến đâu. Nếu anh muốn ghé thăm làng của mẹ DT một ngày nào đó, anh có thể không cần tìm bản đồ trên Google mà chỉ cần ... đọc lại những gì DT viết ở đây. Dễ ợt mà, qua cầu Trường Hà, rẽ trái là đi Thuận An, rẽ phải là đường về Vinh Hiền, quẹo vô thăm làng An Bằng một chút cho thấy cả làng đã báo hiếu cho ông bà cha mẹ bằng những lăng mộ nguy nga chỉ thua các lăng Vua nhà Nguyễn chứ còn hơn lăng các quan!
Chỉ đường như vậy là quá rõ rồi phải không anh Hai? :lol: Cảm ơn anh đã đọc.
# RE: Về Làng — Bạn Già Sài Gòn 04-04-2014 01:32
Vài hàng xin thông tin lại Diệu Tâm:
Ở làng chài, đàn ông chủ yếu là ngư phủ. "Hồn treo cột buồm" mà biết “báo hiếu” như vậy là điều đáng quý.
Nhưng theo nhiều người giải thích, sở dĩ có cả “thành phố mộ nguy nga” vì trước đây, đàn ông ở đó mỗi người đều có sở thích nuôi …gà trống. :-)
Còn về các phần mộ của giới quan lại hồi trước còn đến ngày nay đa phần đều đơn sơ, khiêm tốn. BGSG thấy điều đó tốt chứ sao vì đã thể hiện khá rõ nét các cụ lúc sinh thời, tuy quyền cao chức trọng nhưng đa phần đều sống thanh bạch, trong sáng, giản dị. Đó là tố chất cần có của người làm quan; ở mọi thời.
P/S: “Lăng” là từ dùng chỉ nơi an táng vua chúa. Ngoài biệt lệ/biệt ngữ này, nơi chôn người chết đều gọi chung là “Mộ”. :-)
# Thành phố "Lăng" — Nguyễn Diệu Tâm 04-04-2014 16:07
Anh Bạn Già SG thân mến, cảm ơn anh đã cho biết đàn ông ở làng An Bằng thích ... nuôi gà trống :-)
DT nghe người địa phương gọi tên là thành phố "Lăng"( hay thành phố "Ma") không nghe gọi "thành phố mộ". Nhưng DT nghĩ có thể người nói ra đầu tiên thì biết chữ "Lăng" ở đây nằm trong ngoặc kép vì Lăng ( không có ngoặc kép ) chỉ dùng để chỉ nơi an táng Vua chúa.
Có 1 bài trong trang phatgiao.org.vn mời các bạn đọc thêm cho biết:
http://phatgiao.org.vn/doi-song/201312/Cam-nhan-khi-den-tham-thanh-pho-lang-o-Hue-12894/
# Làng An Bằng — Nguyễn Diệu Tâm 03-04-2014 02:47
Mời các bạn xem một số hình ảnh làng An Bằng ở đây:
https://www.facebook.com/ngdieutam/media_set?set=a.670994099631023.1073741896.100001613180918&type=3
# Chùa cổ Túy Vân — Nguyễn Diệu Tâm 03-04-2014 02:56
Hình ảnh chùa cổ Túy Vân và phá Tam Giang:
https://www.facebook.com/ngdieutam/media_set?set=a.668601593203607.1073741894.100001613180918&type=3
# RE: Về Làng — Hx 03-04-2014 20:59
Trả lờiXóaMột bài viết với thú vị với những ky ức quê ngoại và hình ảnh PTG thật đẹp, khiến mình chợt nhớ đến bài hát "chiều trên phá Tam Giang"
Giờ này thành phố chợt bùng lên
em giòng lệ vẫn chảy tuôn
nghĩ đến một điều em không rõ
nghĩ đến một nguoi đi giữa chiến tranh
Lại nghĩ tới anh...nghĩ tới anh
# Chiều trên phá Tam Giang — Nguyễn Diệu Tâm 04-04-2014 16:13
Hx thân mến. Cảm ơn Hx đã đọc và nhắc đến bài hát. Mình đã không biết bài hát "Chiều trên phá Tam Giang" trước khi các bạn ở hải ngoại gửi cho mình link bài hát này ( Thơ Tô Thùy Yên, nhạc Trần Thiện Thanh ). Bài thơ thật buồn ... Và ngắm cảnh phá Tam Giang trong chiều sương đang dần xuống cũng thật đẹp và buồn.