Old Sydney Town được xem như là một bảo tàng ngòai trời tại thành phố Somersby, gần Gosford tiểu bang New South Wales, Australia, là một tái tạo trung thành của buổi ban đầu sơ khai của thuộc địa New South Wales, trải dài từ năm 1788 đến 1810. Bảo tàng hoạt động từ năm 1975 đến 2003 thì đóng cửa.
Thành phố Sydney, thủ phủ của tiểu bang New South Wales, là thành phố lớn nhất, nổi tiếng nhất và lâu đời nhất của nước Úc. Nằm ở bờ biển phía đông của Úc, thành phố được thiết lập vào năm 1788 tại Sydney Cove do Sir Arthur Phillip người dẫn đầu Đoàn tàu Thứ nhất (First Fleet) đến từ Anh. Có ba nhóm thổ dân với ngôn ngữ khác nhau đã sinh sống tại đây ít nhất vào khoảng 30.000 năm. Người châu Âu bắt đầu để ý đến Úc từ khi Đô đốc James Cook tìm thấy Vịnh Botany vào năm 1770. Dưới chỉ thị của chính quyền Anh, một khu di dân cho những người tội phạm được Sir Arthur Phillip thiết lập vào năm 1788. Ông thành lập khu dân cư tại Sydney Cove trên cảng Jackson, đặt tên nơi đó theo tên của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh, Lord Sydney Thomas Townshend, để công nhận vai trò của Lord Sydney trong việc giúp cho Arthur Phillip có giấy phép thành lập khu thuộc địa.
Vào năm 1969, kiến trúc sư Frank R. Fox đã mua lại 65 ha đất tại Somersby gần Gosford với ý tưởng tạo ra một bản sao của lịch sử thành phố Sydney buổi ban đầu sơ khai. Ông muốn phản ánh lối sống của những người định cư đầu tiên trong những năm đầu của thực dân và cũng vì địa hình vùng đất này rất giống với cách bố trí ban đầu của Sydney.
Thành phố Sydney, thủ phủ của tiểu bang New South Wales, là thành phố lớn nhất, nổi tiếng nhất và lâu đời nhất của nước Úc. Nằm ở bờ biển phía đông của Úc, thành phố được thiết lập vào năm 1788 tại Sydney Cove do Sir Arthur Phillip người dẫn đầu Đoàn tàu Thứ nhất (First Fleet) đến từ Anh. Có ba nhóm thổ dân với ngôn ngữ khác nhau đã sinh sống tại đây ít nhất vào khoảng 30.000 năm. Người châu Âu bắt đầu để ý đến Úc từ khi Đô đốc James Cook tìm thấy Vịnh Botany vào năm 1770. Dưới chỉ thị của chính quyền Anh, một khu di dân cho những người tội phạm được Sir Arthur Phillip thiết lập vào năm 1788. Ông thành lập khu dân cư tại Sydney Cove trên cảng Jackson, đặt tên nơi đó theo tên của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh, Lord Sydney Thomas Townshend, để công nhận vai trò của Lord Sydney trong việc giúp cho Arthur Phillip có giấy phép thành lập khu thuộc địa.
Vào năm 1969, kiến trúc sư Frank R. Fox đã mua lại 65 ha đất tại Somersby gần Gosford với ý tưởng tạo ra một bản sao của lịch sử thành phố Sydney buổi ban đầu sơ khai. Ông muốn phản ánh lối sống của những người định cư đầu tiên trong những năm đầu của thực dân và cũng vì địa hình vùng đất này rất giống với cách bố trí ban đầu của Sydney.
Cổng vào thành phố cổ Sydney |
Cối xay gió tại thành phố cổ Sydney |
Một ngôi làng |
Xe ngựa chạy trong thành phố cổ |
Một bức tranh vẽ thành phố Sydney vào thế kỷ 18 |
Sau khi nghiên cứu cẩn thận, ông bắt đầu cho xây dựng vào năm 1972, dựa theo bản đồ thành phố Sydney của James Meehan vào năm 1803 và gồm hơn 30 công trình được tái tạo như thật theo bản gốc :
1- "Sydney Cove" - một nơi giải trí của Sydney Harbour
2- Nơi diễu binh
3- Nơi bắn súng đại bác
4- Nơi đấu súng lục và xét xử tội phạm
5- Tòa án
6- Nơi hành phạt
7- Các cuộc đua trâu, xe ngựa kéo
8- Những cửa hàng mỹ nghệ
Công viên được mở cửa từ 1975 do thủ tướng thứ 21 của nước Úc là ngài Gough Whitlam, sau đó phát triển bởi kiến trúc sư Frank Fox dưới sự trợ giúp của chính phủ liên bang và ngân hàng New South Wales. Chính phủ tiểu bang Wran đã về đầu tư ngay sau khi thủ tướng kế tiếp là ngài Malcolm Fraser lên cầm quyền vào cuối năm 1975.
Trong 28 năm qua hàng ngàn du khách đã đi trên đường phố Old Sydney Town với niềm xúc động và vui sướng khi được sống lại với quá khứ, được tham gia vào một cuộc phiêu lưu trở về lịch sử. Du khách có thể đi lang thang trên đường phố và khám phá những phong cách sống của thành phố Sydney vào thế kỷ 18, từ ngôi làng với những nông trại, đến những ngành nghề, được xem cảnh đội quân áo đỏ diễu hành, chứng kiến cuộc diễn tập và nghe tiếng đại bác như sấm rền, được xem một trận đấu súng lục gay cấn hay chứng kiến cảnh một tù nhân nổi loạn, được tham gia cảnh xét xử ở một phiên tòa, cảnh tù nhân bị đánh đập, bị kết án và trừng phạt như bị treo cổ hay xử bắn .v.v.
Nhưng thật không may, vào ngày Thứ Hai 27 tháng 1, năm 2003 Old Sydney Town đã ngừng hoạt động. Người ta vẫn hy vọng rằng trong một ngày thật gần, bảo tàng lịch sử quý giá tái hiện lại lịch sử thời quá khứ nước Úc sẽ được hoạt động trở lại. Trong suốt 28 năm hoạt động, công viên đã được 6 triệu lượt du khách viếng thăm.
Tôi được may mắn tham quan Old Sydney Town vào năm 1993. Những gì được nhìn thấy thật hấp dẫn, thú vị và khó quên. Toàn cảnh quá khứ thời điểm từ 1788 đến 1810 được tái hiện rất sinh động bởi sự tham gia của hàng trăm diễn viên trong nhiều vai, hóa thân vào nhân vật không phải chỉ thu hẹp trên một sàn diễn của sân khấu kịch, mà ta có cảm tưởng như họ là con người đang sinh sống ở đấy, với cách ăn mặc, sinh hoạt của thế kỷ 18. Du khách được đi dạo chơi một cách tự do, có thể tùy thích ghé thăm một tiệm may, một xưởng gỗ, một trại hòm, một nông trại nuôi cừu, một hầm rượu, vào kéo ghế ở một nhà hàng với các món ăn truyền thống, thăm vài ngôi nhà mà bên trong nội thất rất cổ, với những căn phòng, bàn ghế giường tủ nhỏ xíu cho thấy người Úc vào thế kỷ 18 cũng chưa to lớn như ngày nay. Trên những con đường làng có thể nhìn thấy những thôn nữ, những ông chủ, người hầu qua lại, những chiếc xe ngựa chở hàng, xe trâu kéo. Thỉnh thoảng có một tốp lính đi tuần, súng vác trên vai. Bất ngờ có tiếng kêu la inh ỏi của một phụ nữ bị một tên trộm đột nhập vào nhà bắt trộm heo, gà. Rồi lính kéo đến lùng sục bắt trộm. Sau đó là màn giải tội phạm ra tòa. Tòa án cũng có vị chánh án oai nghiêm, có bị cáo trước vành móng ngựa, còn người dự phiên tòa là các đoàn khách tham quan được ngồi trên những thân cây lớn để chứng kiến tòa xử án. Một vài người nhịn không được đã khúc khích cười, thế là chánh án nghiêm mặt gõ búa gỗ cọc cọc xuống bàn và chỉ tay về phía phát ra tiếng cười : "Không được cười trong lúc tòa xử án!" Thế là mọi người đều cười ầm lên. Mọi chuyện đã xảy ra thật tự nhiên, thoải mái và vui vẻ như thể du khách cũng hóa thân vào vai diễn ấy, hay đang sống trong đời sống ấy. Cảm giác và trải nghiệm này, thật khó mà có được trong những cuộc tham quan bảo tàng hay di tích khác.
Old Sydney Town, nông thôn thế kỷ 18 - NDT
Old Sydney Town - Bên ông chủ đồn điền thế kỷ 18
Old Sydney Town - cảnh lính áo đỏ lùng bắt kẻ trộm
Old Sydney Town - Cảnh tòa án thế kỷ 18
Old Sydney Town, nơi hành xử tội phạm thế kỷ 18
Old Sydney Town, nhà tù thế kỷ 18
Nhiều năm trôi qua, tôi vẫn còn giữ những tấm hình kỷ niệm đã chụp tại Old Sydney Town. Tôi luôn mong ước sẽ có ngày trở lại thăm bảo tàng này. Rồi một ngày, em gái tôi báo tin : "Chị ơi, Old Sydney Town bị đóng cửa rồi!" Tôi cảm thấy buồn và hụt hẫng, vì vẫn mong ước có ngày trở lại thăm chốn xưa. Tôi tìm đọc nhiều thông tin liên quan vì sao một nơi giải trí bổ ích như vậy lại không thể tồn tại. Dù nơi này đã có chính phủ liên bang tài trợ, nhưng lý do để phải bị đóng cửa là bởi vì các hoạt động của bảo tàng trong suốt bao nhiêu năm qua đã không đem lại lợi nhuận mà còn bị thua lỗ quá lớn. Không có tài chính để tu bổ, nâng cấp, các công trình nơi đây đã xuống cấp trầm trọng, dần dần trở thành hoang phế. Nay người ta cần phải đầu tư cho những gì có thể mang lại lợi ích cao hơn, thí dụ như những trò chơi điện tử hiện đại, bởi dường như giới trẻ ngày nay không mấy quan tâm đến lịch sử nên bảo tàng đã không thu hút được họ.
Farewell, Old Sydney Town!
Đọc thêm : Tin này làm cho nhiều người xôn xao. Có nhiều bài viết về sự kiện này như sau:
Edmond Rose, ABC AM trong bài phỏng vấn " Old Sydney Town to close" nói rằng : "The reasons are myriad, but foremost is the perception that the new generation of clients weaned on computer graphics and games are more interested in instant gratification, rather than the introspection of history" http://www.abc.net.au/am/stories/s757135.htm
Khi được hỏi có cần sự trợ giúp của chính phủ, Stephen Large - CEO of the Port Arthur historic site in Tasmania, trả lời rằng "Absolutely! Once it's lost, it is gone and you can't get it back. "
"Vĩnh biệt Old Sydney Town"! ( "Farewell to Old Sydney Town forever" by Claire O'Rourke - The Sydney Morning Herald ) http://www.smh.com.au/articles/2003/01/24/1042911552312.html
Và hiện nay, Old Sydney Town chỉ còn dành cho điện ảnh.
Sydney thế kỷ 20
Sydney, màu tím Jacaranda
Melbourne
Một góc Melbourne
Fairy Park, Melbourne
Thăm lâu đài Công chúa ngủ trong rừng, Fairy Park
Sydney
Bên hoa Christmas tree
Darling Harbour, Sydney
NGUYỄN DIỆU TÂM
Hình ảnh từ số 1->17 : http://www.oldsydneytown.com.au/
Ảnh 18->34 : Nguyễn Diệu Tâm