Có những chuyến đi không dự tính trước lại được thực hiện bất ngờ, cũng có những chuyến đi mà lòng hằng mong mỏi, cứ cùng bạn bè bàn bạc, sắp xếp ... lại khó tiến hành vì hết lý do này đến lý do khác. Thế rồi cuối cùng ngày ấy cũng đã đến. Một ngày đầu tháng tư, một bạn cũ từ Úc trở về sau nhiều năm xa quê hương, nhóm bạn chúng tôi cùng rủ nhau lên đường về thăm Quy Nhơn.
Theo lịch trình, chuyến xe sẽ khởi hành từ Sài gòn đi thẳng ra Nha Trang để đón một cô bạn thời trung học là học sinh trường Trinh Vương - Quy Nhơn, thời đại học là sinh viên trường Luật lại ở chung phòng tại lưu xá Lê Quý Đôn - Sài gòn. Ở lại Nha Trang 1 đêm, sau đó xe lại tiếp tục lên đường đi Quy Nhơn. Tổng cộng đoàn có 10 người. Một
người từ Úc, ba người từ Mỹ, một từ Nhật Bản, thêm một người bạn Đức đang qua Việt Nam làm việc với tôi cũng muốn đi theo chúng tôi "về quê" nên cũng sẵn lòng cho anh ta tham gia đoàn "nữ binh" .. mùa thu trên hành trình tìm về dĩ vãng.
Chuyến đi thật vui nhộn. Trước đó hai ngày, một cơn bão lớn đã đi qua nhiều tỉnh thành từ vùng duyên hải miền Trung đến miền Tây, chúng tôi đã lo không biết có đi được không trong trời mưa gió. May mắn là ngày khởi hành nắng ấm và thời tiết thật đẹp. Do đã lâu không gặp nhau, những chuyện trò rôm rả không dứt suốt quãng đường. Một cô bạn được phân công phục vụ hậu cần, đã lo thật chu đáo từ bánh mì chả lụa, nước uống, bánh kẹo, trái cây ... không thiếu thứ gì vì sợ đường xa không dễ gì kiếm được quán ăn. Chúng tôi đi qua nhiều tỉnh thành mà tuổi thơ tôi trải đầy từ Phan Thiết, đến Phan Rang, Nha Trang và rồi Quy Nhơn. Tôi rất ngạc nhiên trước sự thay đổi đến không ngờ, trước hết là những đường quốc lộ được mở rộng rất đẹp từ Bình Thuận đến Khánh Hòa. Cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của miền Trung nắng gió. Cách đây mấy năm
đi ngang qua khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận, vẫn còn thấy đất đai khô
cằn nứt nẻ, dọc đường có nhiều bảng hiệu công ty, tổ chức hướng dẫn giải pháp "canh tác cho vùng khô hạn". Vào mùa gió lớn, nhiều nơi người dân thường bị gió cát thổi đến rát và đau mắt. Vùng đất chỉ có gió nắng, như câu nói dân gian "Gió như Phang, nắng như Rang"..
Trên đường đi qua Phan Rang, những đàn cừu,
bò đi băng ngang qua đường giữa hai bên bờ núi đá. Lúc nhỏ tôi cũng có
sống cùng gia đình ở Phan Rang hơn một, hai năm trước khi ra Huế. Vẫn còn nhớ ngôi trường tiểu học tôi học gần nhà mà những bước chân nhỏ của tôi thấy đường thật xa. Vẫn
còn nhớ trước mặt nhà là một công viên lớn trồng nhiều cây bàng. Tôi thích
ngắm những con sóc nhỏ chui ra chui vào trên các lùm cây. Chúng ăn quả
bàng, rồi xả vỏ vất xuống đất. Ban đêm không thấy chúng đâu, tôi cho là chúng đã chui vào các hốc cây mà ngủ. Tôi cũng nhớ những đàn cừu thong thả đi qua
đường. Những đêm trời có sao, chúng lầm lũi đi như đang trên đường tìm về hang Bê Lem đêm Giáng sinh. Và đầu óc bé bỏng của tôi ngày ấy vẫn khắc ghi hình ảnh một đêm mà cả gia đình ra ga xe lửa trên hành trình ra Huế, mẹ tôi tay dắt tay bồng vì sau tôi còn có 2 em nhỏ và một em mà mẹ mới sinh ở Phan Rang nữa. Giữa đêm tối, hình ảnh những núi đá chồng chất ven đường và sân ga hắt hiu, tiếng còi tàu buồn bã không hiểu sao cứ ám ảnh tôi cho đến lớn.
Từ đó tôi chưa một lần về lại Phan Rang, nay là thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, nhưng mỗi khi nghe ai đó nhắc về Phan Rang tôi cũng cảm thấy có gì đó rất thân quen. Khoảng 15 năm trước, trong một đêm trên chuyến tàu lửa từ Sài gòn đi Nha Trang, ngang qua Phan Rang tôi chợt tỉnh giấc khi nhìn thấy bóng một ngôi tháp Chàm cổ hiện ra chơ vơ trên nền trời dưới ánh trăng vàng vọt. Màu trăng úa và khung cảnh vừa khắc khoải cô đơn vừa u uất kỳ dị như ẩn chứa nỗi đau thương ngàn năm từ một vương quốc cổ xa xưa nay chỉ còn lại những phế tích điêu tàn.Và đó lại là một nỗi ám ảnh thứ hai mà tôi khó mà quên.
Vì vậy bây giờ khi được lướt qua những cánh đồng xanh ngắt trong ánh nắng ban trưa rực rỡ, liên tưởng đến những cánh đồng bất tận của vùng sông nước Mê Kông miền Tây, tôi rất ngạc nhiên và thích thú bởi sự đổi thay kỳ lạ này. Có lẽ nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong canh tác mà ngày nay Ninh Thuận đổi mới như vậy. Tôi lại có mong muốn sẽ về Phan Rang một ngày nào đó không xa.
Những bãi biển đẹp chúng tôi dừng chân nghỉ trên đường thuộc Ninh Thuận trước tiên là Cà Ná, cách Phan Rang 32 km. Bãi biển ở đây cát trắng và có nhiều san hô. Gần bờ biển có hòn Lao, là nơi sinh sống của nhiều loài chim biển. Trong lúc các bạn đua nhau chụp hình, tôi thơ thẩn đi nhặt san hô đầy một túi nặng trịch.
Biển Cà Ná |
Những bãi biển đẹp chúng tôi dừng chân nghỉ trên đường thuộc Ninh Thuận trước tiên là Cà Ná, cách Phan Rang 32 km. Bãi biển ở đây cát trắng và có nhiều san hô. Gần bờ biển có hòn Lao, là nơi sinh sống của nhiều loài chim biển. Trong lúc các bạn đua nhau chụp hình, tôi thơ thẩn đi nhặt san hô đầy một túi nặng trịch.
Đến Nha Trang khoảng 7 giờ tối. Sau khi sắp xếp khách sạn, chúng tôi đi ăn hải sản ở một nhà hàng ven biển. Gió biển thổi lồng lộng. Tôi không lạ lắm với Nha Trang vì đã có lần đã sống ở đó suốt một mùa hè, sau này nhiều lần về, thời gian gần đây trung bình là 2 năm một lần. Dốc Lết, hòn Tằm, đảo Khỉ, Vinpearl, Diamond Bay v.v... đều đã ghé qua. Thành phố càng lúc càng đẹp và hiện đại, đầy đủ tiện ích phục vụ khách du lịch quốc tế. Vì khách du lịch nhiều quá, nay Nha Trang cũng có những khu phố Tây hình thành cũng như các khu Bùi Viện, Đề Thám ở Sài gòn.
Sáng hôm sau khởi hành đi Quy Nhơn. Qua Ninh Hòa với nhiều bãi biển, đẹp nhất là Đại Lãnh và vùng biển nhấp nhô nhiều hòn đảo lớn nhỏ ven duyên hải Ninh Hòa. Con đường từ Ninh Hòa đến Phú Yên ngày nay rất đẹp. Từ trên dốc cao đã thấy thành phố sầm uất phía xa. Đường quốc lộ liên tỉnh được làm rất tốt, hai bên là đồng lúa dài tít tắp. Qua Phú Yên là những cánh đồng đang trong mùa gặt vụ lúa đông xuân. Sau cơn bão vừa rồi, có nhiều thiệt hại, nông dân đang tất bật gặt lúa. Hai bên đường từ Phú Yên về Quy Nhơn trải dài những thảm lúa vàng, những hạt lúa vừa gặt đang phơi, những ụ rơm, đàn vịt, lũy tre .. ôi biết bao nhiêu hình ảnh quen thuộc dần hiện ra như từ trong những trang sách giáo khoa từng học ngày còn bé mà nay tôi đang lật lại từng trang một.
Nha Trang |
Tháp Bà Po sa nư |
Sáng hôm sau khởi hành đi Quy Nhơn. Qua Ninh Hòa với nhiều bãi biển, đẹp nhất là Đại Lãnh và vùng biển nhấp nhô nhiều hòn đảo lớn nhỏ ven duyên hải Ninh Hòa. Con đường từ Ninh Hòa đến Phú Yên ngày nay rất đẹp. Từ trên dốc cao đã thấy thành phố sầm uất phía xa. Đường quốc lộ liên tỉnh được làm rất tốt, hai bên là đồng lúa dài tít tắp. Qua Phú Yên là những cánh đồng đang trong mùa gặt vụ lúa đông xuân. Sau cơn bão vừa rồi, có nhiều thiệt hại, nông dân đang tất bật gặt lúa. Hai bên đường từ Phú Yên về Quy Nhơn trải dài những thảm lúa vàng, những hạt lúa vừa gặt đang phơi, những ụ rơm, đàn vịt, lũy tre .. ôi biết bao nhiêu hình ảnh quen thuộc dần hiện ra như từ trong những trang sách giáo khoa từng học ngày còn bé mà nay tôi đang lật lại từng trang một.
Hai giờ chiều. Hồi hộp nhất là khi xe bắt đầu vào địa phận Quy Nhơn. Trên con dốc đổ xuống, đã nhìn thấy thành phố xa xa với những ngôi nhà nhấp nhô sáng trắng bên màu biển xanh ngắt. Có cái gì đó reo vui trong lòng. Các bạn tôi luôn miệng xuýt xoa. Ngay ngõ vào thành phố đã thấy bảng Metro, siêu thị bán sỉ của Đức rất thành công ở Việt Nam, chứng tỏ Quy Nhơn phải lớn như thế nào thì Metro mới quyết định đặt chân đến. Thành phố thay đổi nhiều quá. Lớn hơn, đẹp hơn. Qua Internet, tôi đã tìm chọn trước một khách sạn. Lúc đó cứ nghĩ khách sạn nằm bên bờ biển hẳn rất gần với ngôi trường thời con gái, không ngờ đó là Khu Sáu, ngày xưa đối với chúng tôi khá xa. Trước mặt khách sạn là một loạt địa điểm quen thuộc, trường Sư Phạm Quy Nhơn, Kỹ thuật, La san v.v... Nhận phòng xong, chúng tôi nôn nóng tìm đường đi vào thành phố. Ai cũng đói bụng nên muốn đi tìm quán ăn trước. Vậy mà đi qua biển cứ yêu cầu tài xế tìm cho ra ngôi trường xưa. Đi vòng vòng mấy lần không tìm ra, lại cứ loanh quanh các con đường cũ. Những địa danh quen thuộc đã lâu nay mới nghe lại, nào là Khu Một, Khu Hai... Các bạn cứ í ới gọi nhau: Đây đây đường Gia
Long, Võ Tánh, Trần Hưng Đạo, Trần Cao Vân v.v.. Nhận ra nơi nào quen thuộc, các bạn lại hét lên mừng rỡ. Kìa rạp xi nê Kim Khánh, nhớ không? Đây sân bay cũ! Kìa sân vận động - ủa sao bây giờ thấy nhỏ xíu vậy? Đây chùa Long Khánh, trường Bồ Đề, chủng viện, nhà thờ chánh tòa, rồi đến trường Trinh Vương v.v... Kìa là tiệm chụp ảnh Trần Đức Cầu, nhà của Lúa ngày xưa. Kia tiệm thuốc tây nhà của Lệ Hồng. Rồi đến nhà của Ngọc Lan ... Các bạn đều có chung thắc mắc sao thấy những nơi này "nhỏ" quá, "Hồi xưa thấy lớn lắm kìa". Tôi nói là tại vì hồi đó các bạn còn nhỏ! Chứ không phải những chỗ này đã nhỏ đi!
Đến ngôi nhà cũ của ai, chúng tôi cũng chụp hình kỷ niệm, dù có nhà đã xây mới hoàn toàn trông lạ lẫm. Nhưng những ngôi nhà vẫn còn như cũ làm cho chúng tôi xúc động nhiều hơn, vì nhà mới thì "không phải nhà của mình"... Tôi đến Trần Cao Vân, nao nao xúc động khi nhớ đến kỷ niệm ngày nào. Ngôi nhà của gia đình tôi nằm gần chùa Long Khánh, nay đã thuộc về một công ty xây dựng. Nơi này dù sao cũng khá mới trước khi gia đình rời Quy Nhơn nên không ghi dấu nhiều kỷ niệm đối với tôi bằng Ty Ngân khố cũ, nơi mà bây giờ người ta đã biến thành một nhà khách. Tòa nhà chính vẫn còn như nguyên vẹn, với cái hành lang trên lầu nơi tôi thường đứng nhìn xuống đường. Nhưng khoảng sân rộng hai bên mà ngày xưa tôi thường rủ các bạn đến dợt các môn thể dục như nhảy xa, chạy đua ... trước mỗi kỳ thi nay đã không còn, thay vào đó là thêm hai căn nhà xây mới. Tôi xuống xe đi bộ một quãng trên con đường Cường Để. Không mấy thay đổi trên con đường này dù nó đã được đổi tên, vẫn còn hai hàng phượng vỹ hai bên đường. Ngang qua trường Cường Để mà anh tôi đã học trong 3 năm đệ nhị cấp, cửa đóng then cài, tôi cũng thấy nó nhỏ xíu, không như hình ảnh rộng lớn ngày xưa. Con đường làm tôi nhớ đến cha tôi rất nhiều, tưởng như thấy được bóng dáng cao lớn của ông đang đi thật nhanh về phía chợ, và tôi lúp xúp chạy theo sau.
Đến ngôi nhà cũ của ai, chúng tôi cũng chụp hình kỷ niệm, dù có nhà đã xây mới hoàn toàn trông lạ lẫm. Nhưng những ngôi nhà vẫn còn như cũ làm cho chúng tôi xúc động nhiều hơn, vì nhà mới thì "không phải nhà của mình"... Tôi đến Trần Cao Vân, nao nao xúc động khi nhớ đến kỷ niệm ngày nào. Ngôi nhà của gia đình tôi nằm gần chùa Long Khánh, nay đã thuộc về một công ty xây dựng. Nơi này dù sao cũng khá mới trước khi gia đình rời Quy Nhơn nên không ghi dấu nhiều kỷ niệm đối với tôi bằng Ty Ngân khố cũ, nơi mà bây giờ người ta đã biến thành một nhà khách. Tòa nhà chính vẫn còn như nguyên vẹn, với cái hành lang trên lầu nơi tôi thường đứng nhìn xuống đường. Nhưng khoảng sân rộng hai bên mà ngày xưa tôi thường rủ các bạn đến dợt các môn thể dục như nhảy xa, chạy đua ... trước mỗi kỳ thi nay đã không còn, thay vào đó là thêm hai căn nhà xây mới. Tôi xuống xe đi bộ một quãng trên con đường Cường Để. Không mấy thay đổi trên con đường này dù nó đã được đổi tên, vẫn còn hai hàng phượng vỹ hai bên đường. Ngang qua trường Cường Để mà anh tôi đã học trong 3 năm đệ nhị cấp, cửa đóng then cài, tôi cũng thấy nó nhỏ xíu, không như hình ảnh rộng lớn ngày xưa. Con đường làm tôi nhớ đến cha tôi rất nhiều, tưởng như thấy được bóng dáng cao lớn của ông đang đi thật nhanh về phía chợ, và tôi lúp xúp chạy theo sau.
Thành phố Quy Nhơn |
Rồi chúng tôi đi tìm chợ Lớn Quy Nhơn. Đã nghe các bạn buồn rầu kể về một cái plaza mới mọc lên sau khi ngôi chợ cũ đong đầy kỷ niệm tuổi nhỏ của chúng tôi bị cháy rụi nên không lấy gì làm ngạc nhiên. Vậy mà khi nhìn thấy cái plaza sừng sững nhiều tầng tôi thấy nó thật xa lạ và không phù hợp với chung quanh. Anh bạn người Đức khi nghe chúng tôi rủ "đi chợ" đã kêu lên "Đây là chợ à? Không, tôi muốn đi chợ khác kìa, chợ xổm, nơi người ta bán rau, bán cá!"...
Lúc lang thang trên đường, có những hình ảnh làm tôi thấy thích thú, từ chiếc xích lô cũ kỹ thong thả trôi trên đường, những cửa tiệm vẫn còn mang tên cũ, đến một gánh bánh hỏi đang bày hàng bên lề đường,. Nghe nói bánh hỏi Quy Nhơn rất ngon, tôi dừng lại xem. Người bán hàng đang xắt hẹ. Lá hẹ Quy nhơn nhỏ, được xắt rất mỏng và nhuyễn, rắc trên miếng bánh trắng mỏng trông hấp dẫn quá.
Một cô bạn trong nhóm rủ đến đường Võ Tánh ăn nem lụi. Ngày xưa đó chỉ là gánh bún nem bán ngoài đường, nay đã là quán ăn tươm tất, sạch sẽ. Họ chỉ bán mỗi món nem lụi, kèm thêm chả Huế. Nem lụi cuốn bánh tráng là ngon nhất. Đã lâu lắm rồi mới lại được ăn bánh tráng Quy Nhơn. Bánh dẻo, mềm, dai, cuốn với rau sống, nem lụi kèm bánh tráng chiên giòn ăn với tương thật ngon. Anh bạn người Đức ních luôn gần chục cuốn, kêu lên :" Ôi chưa bao giờ tôi được ăn cuốn nem ngon thế này." Rồi anh nói với người bán hàng: " Đây là món cuốn nem ngon nhất mà tôi từng được ăn ở Việt Nam, kể cả một số nước châu Á có món tương tự. Vì món ăn này, tôi sẽ trở lại!"
Cuối cùng chúng tôi ghé đến trường cũ sau nhiều vòng tìm kiếm. Đêm đã xuống. Khi chúng tôi đến thì bên trong sân trường có các em nhỏ đang tập võ. Tình cờ gặp một nhóm cũng là học sinh cũ, sau khóa chúng tôi 2 năm về thăm trường. Trong lúc các bạn tíu tít chuyện trò, tôi và Lệ Hồng đi vào bên trong sân trường tìm lại khoảng trời xưa. Hai đứa ngồi một lúc lâu dưới chân cột cờ. Khoảng sân ngày xưa rợp bóng dương liễu là nơi chúng tôi dựng lều trong những ngày cắm trại nay không còn liễu nữa. Trong lớp học trên lầu ngày ấy, tôi thường ngồi cạnh cửa sổ nghe hàng dương lao xao và tiếng sóng biển rì rào vọng về từ bên kia đường. Nhớ những tà áo trắng ngày nào trong giờ tan học ùa ra như đàn bướm trắng. Nhớ những bước chân và những trò đùa nghịch ngợm thời thiếu nữ. Nhớ thầy cô. Nhớ bạn bè...
Gánh bánh hỏi Quy Nhơn |
Một cô bạn trong nhóm rủ đến đường Võ Tánh ăn nem lụi. Ngày xưa đó chỉ là gánh bún nem bán ngoài đường, nay đã là quán ăn tươm tất, sạch sẽ. Họ chỉ bán mỗi món nem lụi, kèm thêm chả Huế. Nem lụi cuốn bánh tráng là ngon nhất. Đã lâu lắm rồi mới lại được ăn bánh tráng Quy Nhơn. Bánh dẻo, mềm, dai, cuốn với rau sống, nem lụi kèm bánh tráng chiên giòn ăn với tương thật ngon. Anh bạn người Đức ních luôn gần chục cuốn, kêu lên :" Ôi chưa bao giờ tôi được ăn cuốn nem ngon thế này." Rồi anh nói với người bán hàng: " Đây là món cuốn nem ngon nhất mà tôi từng được ăn ở Việt Nam, kể cả một số nước châu Á có món tương tự. Vì món ăn này, tôi sẽ trở lại!"
Về thăm lại trường xưa |
Cuối cùng chúng tôi ghé đến trường cũ sau nhiều vòng tìm kiếm. Đêm đã xuống. Khi chúng tôi đến thì bên trong sân trường có các em nhỏ đang tập võ. Tình cờ gặp một nhóm cũng là học sinh cũ, sau khóa chúng tôi 2 năm về thăm trường. Trong lúc các bạn tíu tít chuyện trò, tôi và Lệ Hồng đi vào bên trong sân trường tìm lại khoảng trời xưa. Hai đứa ngồi một lúc lâu dưới chân cột cờ. Khoảng sân ngày xưa rợp bóng dương liễu là nơi chúng tôi dựng lều trong những ngày cắm trại nay không còn liễu nữa. Trong lớp học trên lầu ngày ấy, tôi thường ngồi cạnh cửa sổ nghe hàng dương lao xao và tiếng sóng biển rì rào vọng về từ bên kia đường. Nhớ những tà áo trắng ngày nào trong giờ tan học ùa ra như đàn bướm trắng. Nhớ những bước chân và những trò đùa nghịch ngợm thời thiếu nữ. Nhớ thầy cô. Nhớ bạn bè...
Tôi ngước mắt nhìn lên trời. Đêm có trăng tròn. Vẫn lại là trăng. Trăng của Hàn Mặc Tử "Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu, Đợi gió đông về để lả lơi" ...
Lại là một đêm trăng gây ấn tượng như đêm trăng trên chuyến tàu đi ngang qua Phan Rang nhìn thấy ngôi tháp cổ đìu hiu. Đêm nay lại có trăng tròn mùa rằm tháng ba. Và nơi tôi đang ngồi là ngôi trường con gái ngày nào đầy ắp kỷ niệm. Tôi muốn dừng lâu hơn ở nơi này để hồi ức từ từ trở lại nhưng đi cùng đoàn mà ai cũng mệt vì một ngày đi đường nên phải cùng về khách sạn. Đêm đó xúc động quá chúng tôi người nào cũng khó ngủ. Sáu đứa chúng tôi vào ở chung một phòng để nhắc chuyện xưa. Người nào cũng bùi ngùi. Chốn xưa cảnh cũ còn đó nhưng quá nhiều đổi thay. Người thì cha không còn, người khác mẹ đã mất. Người rưng rưng nhớ lại những chuyến vượt biển đau thương năm nào rời Quy Nhơn ra đi. Một cô bạn than thở: "Ôi không thể tưởng tượng nổi mình đang ở Quy Nhơn". Cô khác tiếp: "Quy Nhơn nay đẹp quá, rồi mình sẽ về nữa". Tôi cũng cảm thấy buồn và có chút bâng khuâng. Đêm ấy tôi đem cả vầng trăng theo vào giấc ngủ ...
Vẫn là con thuyền xinh,
Vẫn là bờ cát mộng,
Sóng bạc đầu chờ mong,
Trăng về đêm không ngủ.
Đêm nghe biển thở dài,
Trăng ngóng nhìn thao thức.
Thuyền đầy trăng trên ngực,
Giăng tay đón em về.
Cuộc đời đã đi qua,
Em bốn mùa dâu bể.
Còn đâu lời hẹn thề,
Mà sóng bạc đầu mong!
Chốn xưa, lối cũ này,
Vẫn còn đó đêm nay.
Người còn, có ai hay
Ngoài lòng đêm, biển rộng? (*)
Đêm trăng Quy Nhơn |
Lại là một đêm trăng gây ấn tượng như đêm trăng trên chuyến tàu đi ngang qua Phan Rang nhìn thấy ngôi tháp cổ đìu hiu. Đêm nay lại có trăng tròn mùa rằm tháng ba. Và nơi tôi đang ngồi là ngôi trường con gái ngày nào đầy ắp kỷ niệm. Tôi muốn dừng lâu hơn ở nơi này để hồi ức từ từ trở lại nhưng đi cùng đoàn mà ai cũng mệt vì một ngày đi đường nên phải cùng về khách sạn. Đêm đó xúc động quá chúng tôi người nào cũng khó ngủ. Sáu đứa chúng tôi vào ở chung một phòng để nhắc chuyện xưa. Người nào cũng bùi ngùi. Chốn xưa cảnh cũ còn đó nhưng quá nhiều đổi thay. Người thì cha không còn, người khác mẹ đã mất. Người rưng rưng nhớ lại những chuyến vượt biển đau thương năm nào rời Quy Nhơn ra đi. Một cô bạn than thở: "Ôi không thể tưởng tượng nổi mình đang ở Quy Nhơn". Cô khác tiếp: "Quy Nhơn nay đẹp quá, rồi mình sẽ về nữa". Tôi cũng cảm thấy buồn và có chút bâng khuâng. Đêm ấy tôi đem cả vầng trăng theo vào giấc ngủ ...
Vẫn là con thuyền xinh,
Vẫn là bờ cát mộng,
Sóng bạc đầu chờ mong,
Trăng về đêm không ngủ.
Đêm nghe biển thở dài,
Trăng ngóng nhìn thao thức.
Thuyền đầy trăng trên ngực,
Giăng tay đón em về.
Cuộc đời đã đi qua,
Em bốn mùa dâu bể.
Còn đâu lời hẹn thề,
Mà sóng bạc đầu mong!
Chốn xưa, lối cũ này,
Vẫn còn đó đêm nay.
Người còn, có ai hay
Ngoài lòng đêm, biển rộng? (*)
Bình minh trên biển Quy Nhơn |
Sáng sớm hôm sau khi các bạn còn ngủ tôi đã thức dậy đi lang thang trên biển một mình tìm những hình ảnh đẹp của bình minh. Nắng sớm mai chuyển màu từ từ sau những rặng núi phía biển Đông. Rồi mặt trời ló dạng. Vài ngư dân kéo lưới mực lên bờ rồi đổ ra đất bán. Có tôm có rạm, cá nhỏ. Buổi sáng bắt đầu tấp nập. Người tập thể dục trên bờ biển, trong công viên, hay chạy bộ trên đường. Xe cộ hối hả trên đường. Học sinh đi học. Người công chức đi làm. Những gánh hàng rong đi về phía chợ. Một ngày mới lại bắt đầu trên thành phố biển.
Tôi bỗng dưng cảm thấy Quy Nhơn đang có những sinh hoạt và hình ảnh khá giống với Sài gòn. Từ cái bảng hiệu Metro xuất hiện ngay đầu ngõ vào thành phố, những con đường có hàng cây bàng râm mát, thỉnh thoảng chen lẫn màu phượng đỏ hay màu tím của hoa bằng lăng, những góc phố, những xây dựng mới, lối kiến trúc của trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, công viên, cầu cảng ...tôi thấy rất quen như đã gặp ở thành phố biển Nha Trang, Vũng Tàu, kể cả một số thành phố khác. Tôi không giải thích được nguyên nhân vì sao tôi lại chú ý đến những điểm tương tự đó, sự phát triển đồng đều là một điều tốt, hay bởi vì tôi lo rằng khi giống nhau nhiều quá, thì bản sắc riêng của mỗi địa phương dần dần sẽ phôi phai đi nhiều?
Có những đổi thay làm những người thuộc thế hệ cũ tiếc nuối không nguôi. Ở Quy Nhơn thì cái mà các bạn tôi tiếc nhiều nhất là cái chợ. Hoặc một số thứ mà khi các bạn nhắc thường hay nói "Hồi đó như vậy đó. Bây giờ không còn nữa!" Điều đó cũng giống như khi nghe các họa sĩ kể về những buôn làng Tây nguyên nay không dễ gì tìm được hình ảnh nên thơ của cô gái Tây nguyên mặc xà rông để hở ngực trần, tóc cài đóa hoa rừng, tay cầm bầu nước đi lên rẫy như ngày xưa mà các cô sẽ cầm những chai nước nhựa dùng lại hiệu La Vie cho tiện và gọn. Vì vậy loại bầu thân eo dùng đựng nước không cần trồng nữa. Còn già làng thì mặc sơ mi, ngồi trong ngôi nhà gạch mới mà uống bia lon thay vì ống hút đút vào ché rượu cần trong nhà rông xưa.
Ngày xưa còn nhỏ tôi không biết đến nhiều những điểm tham quan du lịch của Quy Nhơn. Chỉ nhớ vài lần tôi theo các bạn qua đảo Hải Minh vì một cô bạn có người cậu Hải quân đang đóng ở đó. Nay từ con đường trước trường cũ nhìn qua vẫn thấy mũi đảo và tượng Đức Thánh Trần đứng chỉ tay ra biển Đông. Ngoài những hòn đảo, cù lao Xanh, Quy Nhơn có nhiều điểm đến đẹp dành cho du khách khi đến thăm nơi đây: Ghềnh Ráng với mộ Hàn Mặc Tử; Đập Đá; đỉnh Sương Mù ( đỉnh Hàm Rồng ); cụm Tháp Chàm có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 thuộc vương quốc cổ Champa xưa nằm rải rác ở 8 huyện phía nam tỉnh Bình Định như cụm tháp Dương Long ở Tây Sơn, tháp Bánh Ít ở Phước Lộc, Tuy Phước; tháp Cánh Tiên ở Nhơn Hậu, An Nhơn và một số tháp ở Phù Cát. Quy Nhơn thì có Tháp Đôi thuộc làng Hưng Thạnh xưa, nay nằm ở cửa ngõ đường vào thành phố.
Có những đổi thay làm những người thuộc thế hệ cũ tiếc nuối không nguôi. Ở Quy Nhơn thì cái mà các bạn tôi tiếc nhiều nhất là cái chợ. Hoặc một số thứ mà khi các bạn nhắc thường hay nói "Hồi đó như vậy đó. Bây giờ không còn nữa!" Điều đó cũng giống như khi nghe các họa sĩ kể về những buôn làng Tây nguyên nay không dễ gì tìm được hình ảnh nên thơ của cô gái Tây nguyên mặc xà rông để hở ngực trần, tóc cài đóa hoa rừng, tay cầm bầu nước đi lên rẫy như ngày xưa mà các cô sẽ cầm những chai nước nhựa dùng lại hiệu La Vie cho tiện và gọn. Vì vậy loại bầu thân eo dùng đựng nước không cần trồng nữa. Còn già làng thì mặc sơ mi, ngồi trong ngôi nhà gạch mới mà uống bia lon thay vì ống hút đút vào ché rượu cần trong nhà rông xưa.
Biển Quy Nhơn |
Đảo Hải Minh và tượng Đức Thánh Trần |
Ngày xưa còn nhỏ tôi không biết đến nhiều những điểm tham quan du lịch của Quy Nhơn. Chỉ nhớ vài lần tôi theo các bạn qua đảo Hải Minh vì một cô bạn có người cậu Hải quân đang đóng ở đó. Nay từ con đường trước trường cũ nhìn qua vẫn thấy mũi đảo và tượng Đức Thánh Trần đứng chỉ tay ra biển Đông. Ngoài những hòn đảo, cù lao Xanh, Quy Nhơn có nhiều điểm đến đẹp dành cho du khách khi đến thăm nơi đây: Ghềnh Ráng với mộ Hàn Mặc Tử; Đập Đá; đỉnh Sương Mù ( đỉnh Hàm Rồng ); cụm Tháp Chàm có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 thuộc vương quốc cổ Champa xưa nằm rải rác ở 8 huyện phía nam tỉnh Bình Định như cụm tháp Dương Long ở Tây Sơn, tháp Bánh Ít ở Phước Lộc, Tuy Phước; tháp Cánh Tiên ở Nhơn Hậu, An Nhơn và một số tháp ở Phù Cát. Quy Nhơn thì có Tháp Đôi thuộc làng Hưng Thạnh xưa, nay nằm ở cửa ngõ đường vào thành phố.
Một số điểm đến nữa có lịch sử hơn 300 năm là Thập Tháp Di Đà Tự; chùa Sơn Long.
Một thắng cảnh nổi tiếng là Hầm Hô, thuộc hạ lưu sông Kút. Tên gọi dân dã này bắt nguồn từ một hiện tượng có thật mỗi khi hạn hán đến đỉnh điểm thì trước khi trời có mưa giông, âm thanh vang dội do không khí lạnh tràn về qua rừng cây dày đặc và những hang hốc đá thâm sâu, người xưa đã tin rằng do sự linh thiêng của việc cầu mưa "hô phong hoán vũ".
Đẹp nhất là đầm Thị Nại với cây cầu dài 2.475 m, một trong những cây cầu vượt biển dài nhất của Việt Nam tính đến năm 2007. Địa danh này có âm gốc từ tiếng Champa, cửa ngõ vào thành Đồ Bàn, về sau là thành Quy Nhơn, từng chứng kiến những cuộc chiến tranh lịch sử nổi tiếng từ cuối thế kỷ 11 đến thế kỷ 19.
Có đọc lại lịch sử mới thấy bồi hồi vì cả một quá khứ lẫy lừng của vùng đất này, từ vương quốc cổ Champa với nền văn hóa một thời vàng son rực rỡ đến nơi sản sinh bao anh hùng hào kiệt đất Việt mà niềm hãnh diện lớn nhất là Vua Quang Trung.
Thắng cảnh Hầm Hô |
Một thắng cảnh nổi tiếng là Hầm Hô, thuộc hạ lưu sông Kút. Tên gọi dân dã này bắt nguồn từ một hiện tượng có thật mỗi khi hạn hán đến đỉnh điểm thì trước khi trời có mưa giông, âm thanh vang dội do không khí lạnh tràn về qua rừng cây dày đặc và những hang hốc đá thâm sâu, người xưa đã tin rằng do sự linh thiêng của việc cầu mưa "hô phong hoán vũ".
Đầm Thị Nại |
Đẹp nhất là đầm Thị Nại với cây cầu dài 2.475 m, một trong những cây cầu vượt biển dài nhất của Việt Nam tính đến năm 2007. Địa danh này có âm gốc từ tiếng Champa, cửa ngõ vào thành Đồ Bàn, về sau là thành Quy Nhơn, từng chứng kiến những cuộc chiến tranh lịch sử nổi tiếng từ cuối thế kỷ 11 đến thế kỷ 19.
Có đọc lại lịch sử mới thấy bồi hồi vì cả một quá khứ lẫy lừng của vùng đất này, từ vương quốc cổ Champa với nền văn hóa một thời vàng son rực rỡ đến nơi sản sinh bao anh hùng hào kiệt đất Việt mà niềm hãnh diện lớn nhất là Vua Quang Trung.
Sáng hôm sau tôi và các bạn đi theo chị Hiền đến một cuộc họp mặt bạn cũ Cường để của chị khóa 60-67. Đó là một cuộc gặp gỡ cảm động. Các anh chị lớn hơn chúng tôi nhiều tuổi, sức khỏe cũng yếu đi, vậy mà khi có bạn cũ trở về họ đã nhiệt tình quy tụ các bạn học ngày xưa có người học từ đệ thất cùng nhau đến uống chén trà thơm của tình bạn và hàn huyên không dứt. Để chị Hiền và ông xã của chị ngồi lại còn chúng tôi theo một người bạn của chị hăng hái làm hướng dẫn viên du lịch dẫn đoàn chúng tôi lên đường đi Tây Sơn thăm bảo tàng Quang Trung. Chị nói : "Đến đất Quy Nhơn mà không đi viếng nơi thờ đức Vua Quang Trung là một thiếu sót lớn!".
Bảo tàng được xây dựng năm 1978 theo lối kiến trúc cổ, đẹp và uy nghiêm. Trong đó có điện thờ Tây Sơn Tam kiệt và các danh tướng thời Tây Sơn được xây ngay trên nền nhà của ba anh em nhà Tây Sơn từ năm 1958, vẫn còn 2 di tích quý giá là cây me cổ thụ và giếng nước hơn 300 năm.
Bảo tàng được xây dựng năm 1978 theo lối kiến trúc cổ, đẹp và uy nghiêm. Trong đó có điện thờ Tây Sơn Tam kiệt và các danh tướng thời Tây Sơn được xây ngay trên nền nhà của ba anh em nhà Tây Sơn từ năm 1958, vẫn còn 2 di tích quý giá là cây me cổ thụ và giếng nước hơn 300 năm.
Bảo tàng Quang Trung |
Tháp Cánh Tiên |
Rời bảo tàng, chúng tôi đi đến Hầm Hô. Cảnh thiên nhiên núi rừng hoang dã và dòng thác trong vắt ở Hầm Hô làm chúng tôi thích thú như được lên cảnh tiên. Khi hai chiếc thuyền nhỏ chở chúng tôi lướt qua cánh rừng, có rất nhiều nhện nước, chuồn chuồn kim màu xanh biếc bay chấp chới chung quanh. Chưa bao giờ tôi thấy được nhiều chuồn chuồn đến thế. Từng đàn có đến hàng trăm con nhỏ xíu chập chờn trên dòng nước trong veo. Màu xanh biếc của đôi cánh chúng thật là đẹp như cánh nàng tiên Tinker Bell. Cùng những âm thanh của núi rừng, tiếng nước chảy róc rách qua những khe đá là tiếng lũ chim rừng hót líu lo... Lâu lắm rồi mới có được cảm giác thật sảng khoái, hòa mình với thiên nhiên hoang dã, với trời cao và sông nước như thế.
Ngày cuối ở lại Quy Nhơn, tôi gặp được các cô bé đã quen qua trang nhà nthqn. Đó là Đào Thanh Hòa và Thu Trang. Lâu nay chỉ thấy qua hình, nay "mục sở thị", thấy như đã quen từ lâu. Trông các cô trẻ và dễ thương hơn trong hình nhiều. Chỉ tiếc thời gian lưu lại Quy Nhơn không nhiều nên chúng tôi không đi thăm được một số thầy cô và bạn bè hiện còn ở lại Quy Nhơn.
Riêng với anh bạn người Đức, lần đầu tiên đến Quy Nhơn, anh cho biết anh cũng có những trải nghiệm thú vị. Vì muốn đi tìm cái chợ thật sự, vào một buổi tối anh ta đã đi một mình tự tìm lấy một cái chợ đúng ý. Anh hào hứng kể "Tôi đã đi bộ đến tận cuối thành phố, ngang qua bãi biển, tìm thấy chợ cá - đúng là cái chợ đấy nhé! Rồi tôi ghé vào một căn nhà nhỏ ven biển trong đó có một nhóm trẻ em đang được một cô giáo trẻ dạy tiếng Anh. Chúng lấy những cái can nhựa làm ghế ngồi. Tôi đã chen vào tham gia dạy tiếng Anh rồi sau đó rủ hết cả nhóm đi ăn cà rem. Rồi tôi đi ăn hải sản bên bờ biển, tươi ngon chưa từng thấy, giá lại rẻ nữa. Không có khách du lịch ngoại quốc nào. Quy Nhơn thật tuyệt!"
Trên đường trở về lại Sài gòn ngày hôm sau, tôi đi bằng máy bay cùng người bạn Đức cho kịp làm một số công việc trước hội chợ tháng 4, còn các bạn tôi quay trở lại Nha Trang sau đó mới về Sài Gòn. Từ trên cao nhìn xuống toàn cảnh Quy Nhơn cảm xúc nao nao mến thương lại dâng trào. Từ ô cửa máy bay, tôi cúi nhìn mãi cho đến khi thành phố khuất bóng và sau đó còn lại chỉ là dãy núi dài miền Trung xuyên suốt chặng đường bay. Dù chuyến hành trình tìm về dĩ vãng của chúng tôi quá ngắn, nhưng đã đong đầy niềm vui xen lẫn nỗi buồn. Có chút gì mâu thuẫn trong lòng tôi, khi trở về chốn xưa thấy nhiều đổi thay mới mẻ gây ngạc nhiên thú vị và hiểu thêm về một vùng đất lịch sử rất nên phát triển mạnh về du lịch, đồng thời cũng có ít nhiều ngẩn ngơ nuối tiếc cho những thứ đã mất. Thành phố xưa đâu rồi? Hay tất cả đã thuộc về dĩ vãng, nay mãi mãi chỉ còn trong giấc mơ?...
Riêng với anh bạn người Đức, lần đầu tiên đến Quy Nhơn, anh cho biết anh cũng có những trải nghiệm thú vị. Vì muốn đi tìm cái chợ thật sự, vào một buổi tối anh ta đã đi một mình tự tìm lấy một cái chợ đúng ý. Anh hào hứng kể "Tôi đã đi bộ đến tận cuối thành phố, ngang qua bãi biển, tìm thấy chợ cá - đúng là cái chợ đấy nhé! Rồi tôi ghé vào một căn nhà nhỏ ven biển trong đó có một nhóm trẻ em đang được một cô giáo trẻ dạy tiếng Anh. Chúng lấy những cái can nhựa làm ghế ngồi. Tôi đã chen vào tham gia dạy tiếng Anh rồi sau đó rủ hết cả nhóm đi ăn cà rem. Rồi tôi đi ăn hải sản bên bờ biển, tươi ngon chưa từng thấy, giá lại rẻ nữa. Không có khách du lịch ngoại quốc nào. Quy Nhơn thật tuyệt!"
Biển Quy Nhơn |
Trên đường trở về lại Sài gòn ngày hôm sau, tôi đi bằng máy bay cùng người bạn Đức cho kịp làm một số công việc trước hội chợ tháng 4, còn các bạn tôi quay trở lại Nha Trang sau đó mới về Sài Gòn. Từ trên cao nhìn xuống toàn cảnh Quy Nhơn cảm xúc nao nao mến thương lại dâng trào. Từ ô cửa máy bay, tôi cúi nhìn mãi cho đến khi thành phố khuất bóng và sau đó còn lại chỉ là dãy núi dài miền Trung xuyên suốt chặng đường bay. Dù chuyến hành trình tìm về dĩ vãng của chúng tôi quá ngắn, nhưng đã đong đầy niềm vui xen lẫn nỗi buồn. Có chút gì mâu thuẫn trong lòng tôi, khi trở về chốn xưa thấy nhiều đổi thay mới mẻ gây ngạc nhiên thú vị và hiểu thêm về một vùng đất lịch sử rất nên phát triển mạnh về du lịch, đồng thời cũng có ít nhiều ngẩn ngơ nuối tiếc cho những thứ đã mất. Thành phố xưa đâu rồi? Hay tất cả đã thuộc về dĩ vãng, nay mãi mãi chỉ còn trong giấc mơ?...
NGUYỄN DIỆU TÂM
(*) Đêm Trở Về Chốn Cũ - Thơ Nguyễn Diệu Tâm
Hình ảnh : Nguyễn Diệu Tâm
(*) Đêm Trở Về Chốn Cũ - Thơ Nguyễn Diệu Tâm
Hình ảnh : Nguyễn Diệu Tâm